Một thẩm phán tại Tòa án Nhân dân quận Songjiang ở Thượng Hải, Trung Quốc đã công bố một bài viết trên tài khoản WeChat của tòa án về tính hợp pháp của việc phát hành đồng Tiền Điện Tử tại Trung Quốc. Cô đang bình luận về một vụ tranh chấp kinh doanh từ năm 2017, nhưng quan điểm của cô làm sáng tỏ tình trạng pháp lý mập mờ của tiền điện tử tại quốc gia này.
Một hàng hóa ảo với thuộc tính tài sản
Một công ty phát triển nông nghiệp đã ký thỏa thuận “Ươm tạo Blockchain” với một công ty quản lý đầu tư để soạn thảo một sách trắng làm cơ sở cho việc phát hành một đồng tiền điện tử, đã trả số tiền 300,000 nhân dân tệ (khoảng 44.400 USD vào thời điểm đó) cho dịch vụ này.
Nhưng một năm sau, chưa có mã Token nào được phát hành, và phía công ty đầu tư yêu cầu công ty nông nghiệp phát triển một ứng dụng trước khi có thể phát hành Token. Thay vào đó, công ty nông nghiệp đã khởi kiện đòi lại số tiền họ đã bỏ ra.
Tòa án phán quyết rằng thỏa thuận giữa các công ty hình dung ra những hoạt động trái phép, và cả hai bên đều có trách nhiệm. Tòa yêu cầu công ty đầu tư trả lại 250K nhân dân tệ.
Thẩm phán Tôn Kiệt đã viết rằng đồng Tiền Điện Tử không có tư cách của tiền tệ pháp định, mà thay vào đó là một hàng hóa ảo với “thuộc tính tài sản”. Bà khẳng định:
“Mặc dù không trái pháp luật nếu cá nhân chỉ đơn giản nắm giữ đồng Tiền Điện Tử, các thực thể thương mại không thể tham gia vào các giao dịch đầu tư Tiền Điện Tử hoặc thậm chí tự phát hành Token.”
Tiền điện tử bị cấm như thế nào ở Trung Quốc?
Thẩm phán tiếp tục đưa ra một cảnh báo dài về những nguy cơ tiềm ẩn của tiền điện tử. Ví dụ:
Các hoạt động đầu cơ giao dịch Tiền Điện Tử như Bitcoin không chỉ làm gián đoạn trật tự kinh tế và tài chính, mà còn có thể trở thành công cụ thanh toán và giải quyết cho các hoạt động bất hợp pháp và tội phạm, nảy sinh rửa tiền, huy động vốn bất hợp pháp, lừa đảo, bán hàng đa cấp và các hoạt động tội phạm khác.”
Bằng việc “tham gia mù quáng vào các giao dịch Tiền Điện Tử”, cá nhân và doanh nghiệp có thể không được pháp luật bảo vệ hoàn toàn, thẩm phán kết luận. Bài viết tái hiện Điều 153 của Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vì đây là luật pháp liên quan đến vụ việc này.
Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa các sàn giao dịch Tiền Điện Tử vào năm 2017. Năm 2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và 10 cơ quan chính phủ Trung Quốc đã hợp lực để thắt chặt kiểm soát các giao dịch với tiền điện tử. Tuy nhiên, quyền sở hữu tiền điện tử chưa bao giờ bị cấm đoán.