Polkadot là gì? Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của nền tảng Polkadot và thông tin chi tiết về tokenomics của DOT coin ngay tại đây!
Polkadot là gì?
Polkadot là một nền tảng Blockchain, hay cụ thể là một công nghệ đa chuỗi (multi-chain), không đồng nhất và có khả năng mở rộng cao. Polkadot cho phép các Blockchain kết nối với nhau để chia sẻ dữ liệu và tạo thành một mạng lưới phi tập trung.
Tầm nhìn của Polkadot là tạo ra một “Decentralized Web – Mạng phi tập trung”, nơi mà danh tính và dữ liệu của chúng ta sẽ được kiểm soát bởi chính chúng ta, chứ không phải bởi một bên thứ 3 như tổ chức hay chính phủ nào đó.
Ai đang chịu trách nhiệm xây dựng Polkadot?
Về cơ bản, Polkadot là một dự án mã nguồn mở và bất cứ ai cũng có thể tự do đóng góp cho sự phát triển của nền tảng. Ngoài cộng đồng mã nguồn mở, thì đứng đằng sau Polkadot là Web3 Foundation – một trong những tổ chức hàng đầu trong không gian Crypto. Web3 Foundation đóng góp về mặt tài chính tài chính lẫn công nghệ cho Polkadot.
Ngoài ra, Web3 Foundation cũng đang phối hợp với các nhóm quan tâm đến việc phát triển các triển khai bổ sung trên nền tảng như:
- Core-Polkadot: Collator Nodes, Validator Nodes, Relay Chain.
- Ecosystem: Block Explorers, Node Explorers, Wallets.
Tìm hiểu thêm Web3 và Web Foundation tại đây.
Polkadot hoạt động như thế nào?
Vấn đề của Blockchain
Tương tự như Cosmos Network, Polkadot tập trung giải quyết hai vấn đề chính của Blockchain đó là: Khả năng tương tác, Khả năng mở rộng của mạng lưới và Adoption. Cụ thể:
- Khả năng mở rộng hạn chế: Ví dụ về Bitcoin và Ethereum – hai single blockchain được chấp nhận hàng đầu. Tuy nhiên, ốc độ giao dịch trung bình mỗi giây trên mạng cũng chỉ dừng ở hai con số, trong khi con số này ở VISA là 24,000 – 40,000. Liệu có khả thi khi đại đa số người dùng chuyển từ VISA sang dùng Blockchain của Bitcoin hay Ethereum?
- Adoption: Blockchain nói chung vẫn còn mới mẻ đối với đại đa số người dùng. Tất cả cần được đơn giản hóa hơn để cho mọi người có thể sử dụng nó như cách mà chúng ta sử dụng Internet, cũng như ứng dụng vào công việc và cuộc sống hàng ngày.
- Khả năng tương tác thấp: Ví dụ: A nợ B 1 Bitcoin, B muốn A trả nợ bằng Bitcoin, nhưng A chỉ có ETH. Tình thế bắt buộc là A phải chuyển ETH lên sàn bán ETH và mua BTC, sau đó chuyển BTC cho B… Trên thực tế quá trình này có thể đơn giản hơn nhưng nó vẫn khá phức tạp, tốn kém về thời gian lẫn tiền bạc.
Giải pháp của Polkadot
Ý tưởng của Polkadot gồm một Mainchain (Relay Chain), giải pháp mở rộng Layers 2 (Para Chain) và cầu nối với các Blockchain khác (Bridges Chain). Trong đó:
- Relaychain: Là Central Chain của Polkadot, có nhiệm vụ kết nối Validates các Parachain. Cụ thể, các Validators (người xác thực) sẽ Stake DOT trên Relaychain để bảo vệ mạng lưới, các giao dịch bao gồm quản trị mạng. Phí giao dịch trên Relay Chain sẽ cao hơn trên Parachain.
- Parachain: Là một giải pháp mở rộng mạng lưới của Polkadot. Cơ bản Parachain không nhất thiết là một Blockchain. Nó có thể là Dapp (ứng dụng phi tập trung) hay một Data Structure (cấu trúc dữ liệu), miễn sao nó có thể cung cấp bằng chứng có thể được xác thực bởi các Validators được gán cho Para Chain đó. Hầu hết các tính toán xảy ra trên toàn bộ mạng Polkadot sẽ xảy ra trên Parachain.
- Parathread: Tương tự như Parachain nhưng với mô hình trả tiền khi sử dụng. Tiết kiệm hơn cho các blockchain không cần kết nối liên tục với mạng lưới.
- Bridges Chain: Có thể hình dung nó là cầu nối giữa Polkadot Network và các Blockchain khác, cung cấp khả năng tương tác giữa các mạng với nhau.
Bạn có thể xem hình ảnh tổng quan về thiết kế của Polkadot (DOT) ở hình dưới đây:
Đặc điểm nổi bật của Polkadot
Thành phần của mạng lưới Polkadot
Mạng lưới của Polkadot bao gồm 4 thành phần chính:
- Validators: Sản xuất các khối Relay Chain, chịu trách nhiệm xác thực và thêm khối mới vào Relay Chain.
- Collators: Giám sát các giao dịch xảy ra trên Parachain và gửi bằng chứng về Validators để duy trì an ninh mạng.
- Nominators: Đề cử Validators, giống như việc anh em ủy quyền cổ phần của mình cho Validators khác. Khi Validators này nhận phần thưởng từ việc xác nhận, thêm khối mới, thì một ít phần thưởng sẽ được Share lại cho Nominator. Việc này tương tự như Delegate và DPoS.
- Fisherman: Giám sát mạng lưới và báo cáo hành vi xấu cho Validators. Collators và bất kỳ full node parachain nào cũng có thể thực hiện vai trò Fisherman.
Dưới đây là một số điểm nổi bật của Polkadot:
Hệ thống quản trị On-chain
Về cơ bản điều này giống như cách Tezos đang làm, đó là Voting để biểu quyết các đề xuất cập nhật mới Protocol.
Cơ chế Nominated Proof-of-Stake (NPoS)
NPoS khá giống với DPoS, anh em sẽ khóa DOT của mình, ủy quyền cổ phần cho 1 Validator để xác nhận và thêm khối mới vào chuỗi, sau đó chia sẽ phần thưởng khối.
Điểm khác cơ bản ở đây là các Validators sẽ được chọn ngẫu nhiên từ những người đạt tiêu chuẩn và điều này sẽ thay đổi vài lần mỗi ngày.
Thiết kế Parachain
Thiết kế của Parachain không yêu cầu nó phải nhất thiết là Blockchain. Chỉ cần nó có thể cung cấp bằng chứng có thể xác thực bởi Validators được gán cho nó. Tất cả Parachain đều kết nối với Relaychain thông qua bằng chứng cổ phần trên Relaychain, vì vậy càng có nhiều Parachain thì mạng lưới sẽ càng bảo mật và an toàn hơn.
Các tương tác trên các Parachain được xử lý song song, vậy nên các giao dịch có thể được trải ra trên các Parachains, nhờ đó mà Polkadot Network có thể xử lý nhiều giao dịch hơn trong cùng một thời gian.
Substrate
Đơn giản có thể hiểu Substrate như là một bộ framework hỗ trợ anh em xây dựng Blockchain dễ dàng hơn.
Substrate không phải là một phần của Polkadot, nhưng các dự án được xây dựng với Substrate có thể chạy tự nhiên trên Polkadot. Anh em có thể sử dụng Substrate để xây dựng các Blockchain mới ngay bây giờ mà không cần đợi Polkadot Launch Mainnet.
Nên các dự án có thể xây dựng dựa vào Substrate nhưng có thể không chạy trên Polkadot, nhưng nếu một dự án nói rằng mình sẽ chạy trên Polkadot mà không có liên quan đến Substrate thì đó là scam.
Thông tin chi tiết về DOT Coin
Key Metrics DOT
- Token Name: Polkadot
- Ticker: DOT.
- Blockchain: Polkadot.
- Token Standard: Updating…
- Contract: Updating…
- Token Type: Utility, Governance.
- Total Supply: 1,095,100,722 DOT
- Circulating Supply: 1,014,151,589 DOT.
DOT Allocation
- Polkadot Auction: 50%.
- Web3 Foundation: 30%.
- Further Pre-Launch Distributions: 20%.
DOT Use Case
Đồng DOT coin sẽ được sử dụng để:
- Quản trị.
- Staking để làm Validator.
- Đấu giá Parachain, khi dự án đấu giá thành công thì số DOT này sẽ bị khóa lại.
Cách kiếm và sở hữu DOT Coin
Hiện tại người dùng có thể mua DOT coin trên sàn giao dịch.
Các dự án muốn tham gia đấu giá thì có thể thực hiện Crowloan để huy động DOT coin từ cộng đồng.
Roadmaps & Updates
Hiện tại đang đến giai đoạn chuẩn bị cho đấu giá Parachain trên Polkadot. Nhưng trước hết, các Parachain phải hoạt động tốt trên testnet của Polkadot – Kusama.
Ở thời điểm hiện tại, đã có một số dự án đấu giá thành công Parachain trên Kusama. Anh em có thể theo dõi các cập nhật mới nhất về các dự án cũng như các vòng đấu giá của hệ Polkadot thông qua chuyên mục Hệ Sinh Thái Polkadot.
Các nâng cấp của Polkadot hiện đang được phát triển trong tương lai, bao gồm nâng cấp lên XCMP (Cross-chain Message Passing) và khởi chạy Parathreads. Cộng đồng quản trị Polkadot có thể kích hoạt những nâng cấp này cũng như bất kỳ nâng cấp nào sau đó sau khi hoàn tất quá trình phát triển, thử nghiệm, audit,…
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác
Đội ngũ dự án
Các thành viên đều có kinh nghiệm lâu năm trong công nghệ và Blockchain, trong đó nổi bật nhất là Gavin Wood, đã từng là Co-Founder và CTO của Ethereum; và Peter Czaban, Technology Director của the Web3 Foundation.
Nhà đầu tư
Updating…
Đối tác
Updating…
Dự án tương tự
Cosmos (ATOM): Mạng lưới phi tập trung gồm các Blockchain song song, tập trung giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng và tính hữu dụng của Blockchain
Tổng kết
Như vậy, Chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về Polkadot Network và đồng DOT coin, mặc dù chưa launch mainnet nhưng Polkadot vẫn là một dự án được nhiều người dùng mong đợi và đặt nhiều niềm tin.