BIS hợp tác với bốn ngân hàng trung ương để phát triển nền tảng multi-CBDC
Trung tâm Đổi mới của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements – BIS) đã hợp tác với các ngân hàng trung ương ở Úc, Malaysia, Singapore và Nam Phi để tạo ra hai nguyên mẫu cho nền tảng thanh toán quốc tế sử dụng đa dạng loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).
“Giai đoạn đầu tiên này của dự án đã phát triển thành công các nguyên mẫu hoạt động và trình diễn các giải pháp khả thi, đạt được mục đích chứng minh rằng khái niệm muliti-CBDC là khả thi về mặt kỹ thuật”
Sự hợp tác, được gọi là Project Dunbar, tập trung vào cách một nền tảng chia sẻ kết hợp một số CBDC có thể giúp thực hiện thanh toán xuyên biên giới “rẻ hơn, nhanh hơn và an toàn hơn”.
“Được dẫn dắt bởi Trung tâm Đổi mới của Singapore (Innovation Hub’s Singapore Centre), Project Dunbar đã chứng minh rằng các tổ chức tài chính có thể sử dụng CBDC do các ngân hàng trung ương tham gia phát hành để giao dịch trực tiếp với nhau trên nền tảng chia sẻ,” BIS cho biết trong một thông báo ngày 22 tháng 3 về dự án. “Điều này có khả năng giảm sự phụ thuộc vào các bên trung gian và tương ứng là chi phí và thời gian thực hiện để xử lý các giao dịch xuyên biên giới”.
Báo cáo đã nêu bật ba thách thức chính khi giải quyết các giao dịch thông qua một nền tảng chung.
Đầu tiên phải giải quyết các câu hỏi về khả năng tiếp cận các CBDC trên nền tảng, chẳng hạn như liệu các ngân hàng có thể tiếp cận các CBDC từ các quốc gia mà họ không có mặt tại địa phương hay không.
Một thách thức khác là làm thế nào để đơn giản hóa thanh toán xuyên biên giới trong khi vẫn tôn trọng các quy định của mỗi quốc gia.
Và cuối cùng, thách thức thứ ba là đưa ra một cơ cấu quản trị cho phép các quốc gia chia sẻ cơ sở hạ tầng thanh toán của họ trong khi tính đến các yếu tố như an ninh quốc gia.
Michele Bullock, trợ lý Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc, cho biết trong một tuyên bố “Việc cho phép các pháp nhân trực tiếp nắm giữ và giao dịch trong các CBDC từ các khu vực pháp lý khác nhau có thể giảm nhu cầu về người trung gian trong thanh toán xuyên biên giới, nhưng nó sẽ cần được thực hiện theo cách duy trì tính bảo mật và khả năng phục hồi của các khoản thanh toán này”.
“Mặc dù rõ ràng là còn nhiều việc phải làm khi suy nghĩ về tính khả thi và thiết kế của các nền tảng đa CBDC, nhưng những phát hiện từ Project Dunbar cung cấp một nền tảng tốt cho công việc trong tương lai trong lĩnh vực này.”