Break out là gì?
Break out có nghĩa là sự phá vỡ, đây là hiện tượng giá tăng mạnh phá vỡ đường kháng cự hoặc giảm xuống phá vỡ đường hỗ trợ. Các khu vực này thường dựa vào thị trường trong quá khứ, đồng thời cũng là nơi diễn ra sự tranh chấp, xung đột giữa phe mua và phe bán. Vùng kháng cự sẽ là đường thẳng nối các đỉnh, còn vùng hỗ trợ là đường thẳng đi qua các đáy.
Bên cạnh đó, breakout là chiến lược giao dịch dựa vào xu hướng thị trường hiện tại, tức là sau khi hiện tượng phá vỡ xảy ra, giá sẽ theo quán tính tiếp tục tăng hoặc giảm. Mục tiêu của các nhà đầu tư là vào lệnh ngay tại điểm breakout, rồi đi theo thị trường đến khi biến động nhẹ dần và cảm thấy mức lợi nhuận đã đạt kỳ vọng.
Lưu ý: Điểm breakout chỉ được xác nhận khi giá đóng cửa của nến nằm bên trên mức kháng cự hoặc dưới hỗ trợ. Nếu cây nến chỉ “thò” phần râu lên trên hoặc xuống dưới mà giá đóng cửa vẫn nằm phía dưới đường kháng cự, trên hỗ trợ thì đây không được coi là điểm phá vỡ.
Ví dụ: Với trường hợp giá break out khỏi đường kháng cự, tức là mức giá đóng cửa của cây nến đã ở phía trên của vùng kháng cự. Theo lý thuyết, khi giá đi từ dưới lên trên và gặp một đường kháng cự, tại đây sẽ xuất hiện một khối lượng bán rất lớn để đẩy giá quay ngược xuống dưới. Khi lực bán không đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ đường kháng cự, đây là tín hiệu tốt để các trader thực hiện mua vào. Khi này thị trường sẽ xuất hiện một lực mua cực mạnh đẩy giá tiếp tục đi lên.
Có 2 loại Break Out
Breakout trong cùng một nến
Là Breakout trong khoảng thời gian ngắn, chỉ trong 1 thân nến, phù hợp với người giao dịch nhanh, hay người giao dịch kiểu Scalping.
Breakout tại đường Hỗ trợ – Kháng cự
Là Breakout tại đường Hỗ trỡ – Kháng cự, có thể là dấu hiệu của sự thay đổi xu hướng.
Breakout là sự phá vỡ đường Hỗ trỡ – Kháng cự, nhưng không phải mỗi lần có Breakout thì giá cũng sẽ Breakout thành công, vì có nhiều khi giá cố gắng phá vỡ đường Hỗ trợ – Kháng cự, nhưng không thành công. Breakout như vậy gọi là “Breakout giả”, hay gọi chính thức là ” Breakout không thành công”.
Breakout giả có thể thấy nhiều trong thị trường có sự biến động mạnh, hay sự lung lay mạnh. Ví dụ như hình bên dưới.
Làm thế nào để nắm bắt dấu hiệu Break Out?
Nhìn chung, các mẫu hình breakout phổ biến nhất thường xảy ra ở các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong dải băng Bollinger (Bollinger Bands). Chỉ báo dạng dải băng khác cũng có thể được sử dụng như Donchian Channel hoặc Keltner Channel. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dựa vào một vào mẫu hình đặc biệt khác như mô hình tam giác tăng / giảm hoặc mô hình vai-đầu-vai.
Dải Bollinger sẽ vẽ hai đường trendline trên và dưới như bằng chênh lệch hai độ lệch chuẩn trên và dưới đường trung bình động chính giữa. Tương tự như các chỉ báo dải băng khác, các đường xu hướng này tạo ra một phạm vi giao dịch đáng tin cậy mà một chứng khoán/ cặp tiền tệ sẽ biến động theo, ngoại trừ khi có bất kỳ tin tức quan trọng nào được thông báo ra. Các đường hỗ trợ và kháng cự trong dải Bollinger rất quan trọng đối với một breakout trader vì chúng xác định ra mức mà một chứng khoán/ cặp tiền tệ có khả năng đảo chiều sau khi breakout.
Một mẫu hình giá thứ hai có thể được sử dụng để xác định breakout nữa chính là một nêm. Cả hai nêm tăng và nêm giảm đều được hình thành từ các đường không song song hướng đến các điểm giá mà tại đó có khả năng cao sẽ đảo chiều. nêm tăng sẽ được vẽ bằng hai đường dốc lên trên kết thúc tạo thành một nêm. Ngược lại, nêm giảm sẽ được vẽ từ hai đường trendlines dốc xuống. Trong cả hai nêm, đường trendlines đều được vẽ trên hoặc dưới mức giá ở đỉnh và đáy.
Các bạn có thể sử dụng cả nêm và các chỉ báo dạng kênh giá để xác định một mức giá breakout. Một breakout tiềm năng cũng có thể được nhận biết đầu tiên bởi một khoảng gap tiếp diễn (breakaway gap). Trong một breakaway gap khi thị trường tăng, mẫu hình này xuất hiện với hai nến tăng liên tiếp trong đó giá mở cửa của nến thứ hai cao hơn nhiều so với giá đóng cửa của nến thứ nhất. Ngược lại, khi thị trường giảm, mẫu hình breakaway gap lại bao gồm hai nến giảm liên tiếp với giá mở cửa của nến thứ hai thấp hơn nhiều so với giá đóng cửa của nến thứ nhất.
Dấu hiệu của một Break Out thành công và thất bại là gì?
Trong thực tế, hiện tượng breakout sai (false break) là rất nhiều. Hiện tượng breakout sai là hiện tượng trong phiên, thậm chí là đóng cửa phiên tạo tín hiệu breakout nhưng sau đó đảo ngược xu hướng hiện tại, nhà đầu tư vào lệnh theo các tín hiệu sai tất nhiên sẽ phải chịu thua lỗ do giá diễn biến không đúng theo kỳ vọng.
Để nhận biết phiên breakout thành công, một số mẹo nhỏ có thể sử dụng để nhận biết và tăng tính thành công nhà đầu tư có thể sử dụng bao gồm: Sử dụng giá đóng cửa, sử dụng ngưỡng lọc cho breakout hợp lệ, sử dụng thanh khoản để xác nhận và xác nhận từ các chỉ báo.
Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc cho breakout hợp lệ
Một trong những điểm cần lưu ý khi sử dụng chiến lược breakout là sử dụng giá đóng cửa. Đó có thể là đóng nến giờ, nến ngày hay nến tuần, tùy thuộc vào khung giao dịch mà bạn lựa chọn. So với giá đang được khớp (realtime) giá đóng cửa tỏ ra đáng tin cậy hơn vì nó thể hiện giá cuối cùng trong khung thời gian đó mà bên mua và bên bán cân bằng với nhau. Các nến đóng cửa cũng được nhiều nhà đầu tư quan sát và tham chiếu vào đó hơn, do đó làm tăng tính tin cậy.
Ngưỡng lọc (threshold) cho breakout được hiểu là mức độ xuyên qua ngưỡng kháng cư/hỗ trợ theo chiều breakout mà giá đạt được. Thông thường để tránh các tín hiệu nhiễu, nhà đầu tư có thể đặt ra các ngưỡng lọc để nâng tính chính xác.
Ví dụ: Ở đồ thị bên dưới, kháng cự của PPC là 18.8, sử dụng giá đóng cửa và mức lọc 1% cho giá làm hạn chế các nến breakout sai. Điểm mua được kích hoạt khi giá đóng cửa trên 18.8 + 18.8×1% ~ 19.
Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc để tăng tính chính xác:
Sử dụng thanh khoản để xác nhận breakout
Giao dịch breakout đơn giản là bạn chấp nhận lao theo xu hướng hiện tại, không ngần ngại mua ở giá cao để chấp nhận bán với giá cao hơn. Do đó xu hướng hiện tại phải thực sự mạnh để cho phép nhà đầu tư chấp nhận mua đuổi. Một trong những yếu tố kỹ thuật có thể giúp xác định là tiền vào có khỏe hay không, cầu mua lên hay cung bán xuống có thực sự quyết liệt hay không đó là thanh khoản.
Trong nến breakout, theo cả chiều lên và chiều xuống, tín hiệu sẽ chính xác hơn nếu có sự xác nhận của thanh khoản, cụ thể là sự gia tăng của thanh khoản. Một trong những ngưỡng theo kinh nghiệm có thể sử dụng, đặc biệt theo chiều tăng là giá, đó là phiên phá vỡ kháng cự phải kèm theo thanh khoản lớn hơn 50% so với bình quân 20 phiên. Giá tăng càng mạnh, thanh khoản tăng càng cao thì tín hiệu càng đáng tin cậy. Theo chiều giá giảm, vai trò của thanh khoản ít quan trọng hơn so với chiều tăng.
Breakout rất dễ là breakout giả nếu thanh khoản kém:
Xác nhận breakout từ các chỉ báo
Không chỉ trong breakout, đối với các kỹ thuật giao dịch khác, sự xác nhận của giá và các chỉ báo đều là một yếu tố quan trọng. Kỹ thuật này sử dụng được ở hầu hết các chỉ báo. Theo chiều tăng, nếu giá tăng break kháng cự nhưng đi kèm với phân kỳ âm, đó sẽ là tín hiệu cần đặt nghi vấn. Ngược lại, theo chiều giảm, giá phá vỡ hỗ trợ, đi kèm với đó là một phân kỳ dương, nhà đầu tư giao dịch giá xuống cũng nên cân nhắc trước khi ra quyết định và chậm lại một chút để tìm sự xác nhận của các công cụ khác.
Chiến lược giao dịch Break Out
Các trader bắt được một mẫu hình breakout tiềm năng có thể thực hiện chiến lược trading bằng lưới Gann – chiến lược tự động mua và bán tại các khoảng pip. Chiến lược trading lưới Gann mang lại nhiều lợi ích vì hầu hết các breakout trader sẽ tìm kiếm cơ hội để trade trong các thị trường bò hoặc gấu bao gồm một khoảng gap breakout (xuất hiện từ vùng đi ngang), vài khoảng gap runaway (đã xuất hiện xu hướng trước đó) và gap exhaustion (sau khi breakout sẽ đảo chiều). Đối với các chiến lược trading ít phức tạp hơn, các bạn cũng có thể đặt lệnh mua tại mức hỗ trợ. Ngược lại, các lệnh bán thường được sử dụng tại mức kháng cự. Nếu một trader thấy các indicator hỗ trợ hoặc cơ bản dẫn đến một breakout ở trên hay dưới mức kháng cự hoặc hỗ trợ, thì đó cũng có thể là dấu hiệu phù hợp cho các bạn để giao dịch breakout.
Đăng ký tài khoản Binance tại đây: https://accounts.binance.com/en/register?ref=28703923