Hash Rate là gì?
Hash là gì?
Hash có nghĩa là băm, cụ thể trong khoa học máy tính là Hash Function nghĩa là giải thuật nhằm băm dữ liệu ra một giá trị băm cụ thể. Tức là chuyển đổi dữ liệu này thành một dạng dữ liệu khác. Việc băm một dữ liệu có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như nhằm mã hóa mật mã (cryptography), nén (compression), tạo tổng kiểm tra (checksum generation) và lập chỉ mục dữ liệu (data indexing).
Hashing đóng vai trò quan trọng trong việc mã hóa dữ liệu để sử dụng mật mã (cryptography) nhằm mục đích bảo mật. Mỗi hàm băm đầu ra tương ứng cho mỗi dữ liệu đầu vào, chỉ có thể truy cập và không thể đảo ngược.
Một dữ liệu với kích thước bất kỳ đưa trước khi đưa vào Hashing (băm) được gọi là input, sau khi được hashing thì dữ liệu được cắt, gộp, trộn dưới dạng một hàm băm tương ứng với đầu ra output có một độ dài cụ thể. Thông thường dữ liệu đầu ra nhỏ hơn dữ liệu đầu vào. Mục đích việc này là làm giảm kích thước dữ liệu giúp tiết kiệm lưu trữ, thứ hai là mã hóa dữ liệu để bảo mật.
Ví dụ một Hash của Bitcoin đại diện cho dữ liệu giao dịch của A gửi tiền cho B:
43bdeb1c23f60abe9cb5f7275506393d245bdbb9fe75dfea5c3f977a1ee81418
Các hàm thuật toán Hash phổ biến hiện nay?
CRC32
- CRC32: gồm 8 ký tự, dùng thuật toán Cyclic Redundancy Check. Ưu điểm là tính toán nhanh và độ dài ngắn.
MD5
- MD5: gồm 32 ký tự, dùng thuật toán Message Digest. Hiện nay được sử dụng khá phổ biến vì tính chính xác cao và không quá nhiều thao tác xử lý.
SHA-1
- SHA-1: gồm 40 ký tự, dùng thuật toán Secure Hash Algorithm một phần của dự án Capstone của Chính phủ Hoa Kỳ. Phiên bản đầu tiên, được gọi là SHA-0 được ra đời vào năm 1993 với tên gọi Secure Hash Standard, FIPS PUB 180, bởi Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (National Institute of Standards and Technology – NIST).
- Hàm này đã bị Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ/Cục An ninh Trung ương (National Security Agency – NSA) rút lại ngay sau khi xuất bản và được thay thế bởi phiên bản khác đã qua sửa đổi và được xuất bản năm 1995 trong FIPS PUB 180-1 và thường được gọi là SHA-1. SHA-1 tạo ra bản tóm tắt có kích thước chữ số 160 bit (20 byte). Các va chạm chống lại thuật toán SHA-1 đầy đủ có thể được tạo ra bằng cách sử dụng phương thứctấn công phá vỡ. Do đó, hàm băm này cho đến nay được coi là không đủ an toàn.
SHA-2
- SHA-2 là một tập hợp các hàm băm mật mã được tạo ra bởi Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA), được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2001. Chúng được xây dựng bằng cấu trúc Merkle–Damgård, chức năng nén một chiều của nó được xây dựng bằng cấu trúc Davies–Meyer từ một hệ mật mã khối chuyên dụng.
- SHA-2 bao gồm những thay đổi đáng kể so với người tiền nhiệm của nó, SHA-1. Họ SHA-2 bao gồm sáu hàm băm với các thông báo (giá trị băm) là 224, 256, 384 hoặc 512 bit: SHA-224, SHA-256, SHA-384, SHA-512, SHA-512/224, SHA -512/256.
- SHA-256 và SHA-512 là các hàm băm mới được tính với tám từ 32 bit và 64 bit tương ứng. Chúng sử dụng các lượng dịch chuyển và hằng số cộng khác nhau, nhưng cấu trúc của chúng hầu như giống hệt nhau, chỉ khác nhau về số vòng.
- SHA-224 và SHA-384 là các phiên bản rút gọn của SHA-256 và SHA-512 tương ứng, được tính toán với các giá trị ban đầu khác nhau. SHA-512/224 cũng như SHA-512/256 được xem là các phiên bản rút gọn của SHA-512, nhưng các giá trị ban đầu được tạo bằng phương pháp được mô tả trong Tiêu chuẩn Xử lý Thông tin Liên bang (FIPS) PUB 180-4..
Hash Rate là gì?
Hash Rate nghĩa là tỷ lệ băm là thông số đại diện cho sức mạnh tính toán, giải thuật toán của máy tính để mã hóa dữ liệu theo một hàm băm được sử dụng trong các mạng lưới với cơ chế đồng thuận Proof of Work như SHA-256 của Bitcoin, Ethash của Ethereum, Equihash của Zcash,… Hash Rate đại diện cho sức mạnh băm (tính toán) trong mạng, khả năng bảo mật và khả năng chống tấn công tổng thể của mạng.
Hash Rate của Bitcoin
Trong mạng lưới Bitcoin, Hash Rate của Bitcoin là tốc độ tính toán của máy đào (Miner) để giải thuật toán SHA-256. Hash Rate là sức mạnh băm (Hash power), băm trên giây (Hash per second) là thước đo hiệu suất của người khai thác (tốc độ mà người khai thác giải mã Bitcoin). Nó là đơn vị đại diện cho số lượng tính toán SHA-256 kép được thực hiện trong một giây. Tỷ lệ băm được sử dụng trong mọi loại tiền điện tử sử dụng bằng chứng công việc.
Hash per second cũng được sử dụng trong các tính toán về tỷ lệ băm tổng thể của mạng Bitcoin. Tỷ lệ băm tổng thể của mạng được tính toán dựa trên thời gian giữa các khối, rất hữu ích khi được đo trong khoảng thời gian dài hơn.
Các xác định Hash Rate
Tỷ lệ băm/sức mạnh băm được ước tính từ số lượng khối BTC được khai thác và độ khó khai thác khối hiện tại. Cụ thể hơn, với thời gian trung bình T giữa các khối được khai thác và độ khó D, tốc độ băm ước tính trên giây, H được đưa ra bởi công thức:
H = 2 32 D / T
Đơn vị Hash Rate của Bitcoin
Đơn vị Hash Rate:
- H/s (Hash/giây)
- kH/s (KiloHash/giây)
- MH/s (Megahash/giây)
- GH/s (Gigahash/giây)
- TH/s (Terrahash/giây) và thậm chí PH/s (Petahash/giây)
Sau đây là một số đơn vị đo lường Hashrate thường được sử dụng:
Các mệnh giá Hashrate:
- 1 kH/s là 1.000 (một nghìn) hash mỗi giây.
- 1 MH/s là 1.000.000 (một triệu) hash mỗi giây.
- 1 GH/s là 1.000.000.000 (một tỷ) hash mỗi giây.
- 1 TH/s là 1.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
- 1 PH/s là 1.000.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
- 1 EH/s là 1.000.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
Các chuyển đổi tương ứng:
- 1 MH/s = 1.000 kH/s
- 1 GH/s = 1.000 MH/s = 1.000.000 kH/s
- 1 TH/s = 1.000 GH/s = 1.000.000 MH/s = 1.000.000.000 kH/s
Mối quan hệ giữa Hashrate và giá Bitcoin
Hash Rate đo lường tốc độ, sức mạnh của miner (máy đào). Chúng ta cũng biết đến như Hash Power hoặc Hash Per Second với toàn bộ mạng lưới Bitcoin thì nó thể hiện mức bảo mật, độ cạnh tranh các miner trên toàn bộ mạng lưới. Độ khó hay sức cạnh tranh của máy đào càng ngày càng tăng khi càng có nhiều Miner tham gia vào mạng lưới Bitcoin khi đó các Miner kỳ vọng về việc BTC tăng giá. Và ngược lại.
Sự suy giảm của Hash Rate cũng chứng minh các Miner đã giảm đi. Và dẫn đến mức giá BTC sụt giảm. Cụ thể như ví dụ này:
Tuy nhiên, Hash Rate của mạng lưới Bitcoin đã tiếp tục tăng lên trong thị trường ảm đạm năm 2018, trong khi giá trị BTC đã giảm hơn 78%.
Nhìn chung giá BTC sẽ biến động theo Hash Rate và điều chỉnh trong ngắn hạn. Nhưng xét về lâu dài thì Bitcoin là một thị trường kiếm lợi nhuận cao, dó đó nhiều Miner sẽ tham gia vào mạng lưới dẫn đến giá trị của Bitcoin tăng theo thời gian.
Theo dõi Hash Rate Bitcoin ở đâu
- Block.com một trang tổng hợp nhiều chỉ số Bitcoin trong đó có chỉ số Hash Rate thống kê theo tối thiểu 24h.
- Cryptocompare giúp miner định giá và tính toán số lượng BTC được mine theo các thông số Hash Rate đầu vào
- Hashing Power: Tốc độ đào
- Power consumption: Mức tiêu thụ điện
- Cost per KWh: Chi phí kilowatt mỗi giờ
- Pool Fee (%): Phí của Pool
Hoặc tại Whatomine: https://whattomine.com/coins/1-btc-sha-256 các thông số mine được xác định trên giây so sánh được rất nhiều loại dữ liệu loại máy đào, các thuật toán đào,….
Kết luận
Hash Rate là chỉ số không thể thiếu khi đánh giá xu hướng của Bitcoin, để giúp các Miner có thể nắm bắt tốt thời điểm để tham gia vào mạng lưới khai thác Bitcoin hay bất kỳ mạng lưới nào đang chạy cơ chế đồng thuận Proof of Work. Đồng thời đối với các nhà giao dịch, Hash Rate phản ánh kỳ vọng về mức giá của Bitcoin, cũng như đồng tiền của mạng lưới đó. Bạn đọc hãy theo dõi coin68 channel để cập nhật những thông tin mới nhất. Mọi thông tin trong bài đều là thông tin do TinTucBitcoin tự nghiên cứu và TinTucBitcoin không chịu trách nhiệm với bất kỳ rủi ro trực tiếp và gián tiếp nào. Chúc các bạn thành công!
TinTucBitcoin.com