Bạn có phải là một trader đang tự mình tiến những bước chập chững vào thế giới tiền điện tử đầy sóng gió bão bùng?
Nếu đúng vậy thì một trong những điều đầu tiên bạn cần nắm vững để thành thục kĩ năng giao dịch là phải biết nhận diện các mức kháng cự và hỗ trợ.
Hãy mường tượng một quả bóng đang nảy lên nảy xuống trước mặt bạn. Có hai rào cản giới hạn cao độ và thấp độ của quả bóng – đó chính là trần và sàn nhà của bạn. Trong giao dịch tài chính, những giới hạn tương tự cản trở biến động của giá được biết đến với tên gọi hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance).
Những giới hạn như vậy trong giao dịch có thể có tác động lâu dài lên giá trị một loại tài sản, bởi biến động giá thường có thiên hướng lặp lại lịch sử của mình. Nếu nhà đầu tư xem một mức giá bất kì là điểm ra hay vào thị trường lý tưởng thì khả năng cao nó sẽ tiếp tục đóng vai trò làm một giới hạn của giá cho đến khi một số điều kiện nhất định được thoả mãn.
👉 Tham gia Cộng đồng đầu tư 68 Trading trên Telegram để đón xem các phân tích kỹ thuật về những đồng coin tiềm năng tại đây: Channel Thông báo | Channel Thảo luận
Vùng hỗ trợ – Support
Ví dụ, bên mua nhìn chung sẽ cứ tiếp tục mua ở một mức giá cụ thể, cho đến khi nào nhu cầu từ họ được thị trường hấp thụ hoàn toàn. Do đó, giả sử ta mua vào ở mức giá X và sau đó giá thị trường tăng lên để rồi lại giảm về mức cũ, thì người mua sẽ mong muốn bảo vệ giá không để cho nó rơi xuống thấp hơn X hay chí ít là gia tăng vị thế của mình.
Những người mua mới thì sẽ lại thấy giá từ trước đến nay vẫn không chịu giảm sâu hơn X, từ đó cho đây là một vị trí đẹp để gia nhập thị trường. Sự tập trung áp lực mua vào đã giúp ngăn cho giá không giảm sâu hơn nữa, và hình thành nên một mức đáy tạm thời gọi là “vùng hỗ trợ”.
Vùng kháng cự – Resistance
Ngược lại, nếu một loại tài sản ở một ngưỡng nào đó được cho là đang bị định giá quá cao, thì bên bán chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội này. Ở đây thì những người mua vào ở trên sẽ tìm chỗ để rời thị trường và chốt lời. Bên cạnh đó, có những nhà đầu tư sẽ vào vị trí short, tích tụ nên áp lực bán ra đè nặng lên thị trường.
Tương tự như trường hợp áp lực mua vào vừa mới được đề cập, sự tập trung áp lực bán ra sẽ khiến mức giá tại đấy sẽ đóng vai trò như một rào cản, nhưng lần này thay vì là sàn giá thì nó sẽ biến thành một mức trần, hay thuật ngữ trong ngành gọi là “vùng kháng cự”.
Kháng cự và hỗ trợ nằm ngang
Kiểu vùng kháng cự – hỗ trợ quan trọng nhất song cũng dễ nhận biết nhất là các đường nằm ngang, là kết quả của những lần giá liên tục bị đẩy lùi/nâng đỡ ở một ngưỡng nhất định.
Các đường support hay resistance theo phương ngang có thể được xác định một cách đơn giản bằng cách nố vớii các đỉnh hoặc đáy giá như ví dụ dưới đây.
Trong nửa trên của đồ thị giá, lực bán trên thị trường XMR/BTC liên tục đẩy giá xuống khỏi khu vực 0.00451 BTC, thiết lập rõ rằng đây là một vùng cản khó nhằn.
Còn ở nửa dưới hình, lực mua liên tục giúp cặp tỉ giá XLM/USD giữ mình không để bị đánh bật khỏi ngưỡng $0.17, cho thấy đây là vùng hỗ trợ vững chắc.
Có thể thấy là trong cả hai trường hợp, các trader đã liên tục tận dụng tín hiệu từ support/resistance để đưa ra quyết định bán hay mua, và bởi ai cũng hiểu được sự “ngầm định” chung này nên giá không bị đạp xuống hoặc nâng lên khỏi vùng hỗ trợ/kháng cự tương ứng.
Đảo cực – Polarity
Vậy, chuyện gì sẽ xảy ra một khi những mức trên sụp đổ?
Như đã đề cập từ đầu, các vùng kháng cự và hỗ trợ vẫn có thể bị phá vỡ nếu như áp lực bán hay mua bị thị trường hấp thụ hoàn toàn. Lúc này, sẽ xuất hiện một sự thay đổi lớn trong tâm lý giới đầu tư, một tình thế thường được gọi là đảo cực (polarity).
Tại sao lại gọi là “đảo cực”? Đó là do một khi áp lực bán đằng sau một mức cản bốc hơi hoàn toàn, thì nó sẽ không còn được xem là ngưỡng tối ưu để chốt lời nữa, mà thay vào đó là điểm vào hợp lý dành cho người mua, từ đó biến đây từ vủng kháng cự trở thành vùng hỗ trợ.
Ngược lại, khi áp lực mua vào đằng sau một mức hỗ trợ không còn nữa, thì đây lại trở thành một vùng cản mới khi nhà đầu tư chẳng còn ai thấy hứng thú để vào lệnh mua ngay mốc ấy nữa.
Điểm quan trọng cần lưu ý là khi giá xuyên thủng một mức hỗ trợ quan trọng thì thường được xem là một tín hiệu tiêu cực, bởi giá sẽ tiếp tục suy giảm cho đến khi nào đà bán ra đuối sức. Lần hồi giá sau đó để nhà đầu tư chốt lời hoặc thử dò xác định đáy sẽ giúp hình thành vùng hỗ trợ tạm thời mới.
Và tương tự, một lần phá cản thì sẽ là tín hiệu cực tốt và giá từ đó sẽ cứ tiếp tục trào dâng cho đến khi nào chạm đến mức kháng cự tiếp theo.
Đồ thị trên cho thấy tác động của đảo cực lên giá XMR/USD một khi mức kháng cự 0.00451/BTC bị phá vỡ. Các bạn có thể thấy khu vực mà từ trước đến nay đóng vai trò là một vùng cản vững chãi, không ít lần làm giá nản lòng và bị buộc phải quay đầu, càng trở nên yếu ớt hơn sau mỗi lần bị test, để rồi rốt cuộc buông xuôi trước đà tăng giá.
Giá XMR sau đó đã tăng trưởng vượt bậc nhờ việc vùng kháng cự đã bị phá vỡ, tạo nên biến chuyển tâm lý trên thị trường. Và trong lần điều chỉnh ngay sau đó, giá lại giảm về vùng hỗ trợ mới của mình, nơi mà trước kia từng là ngưỡng kháng cự chiến lược – và đó là toàn bộ những gì đằng sau khái niệm đảo cực.
Tổng kết
Biến động giá thường có các “quãng nghỉ” một khi tiếp cận đến các đường cản hoặc hỗ trợ do sự tập trung áp lực bán ra hay mua vào ở đây. Tuy những khu vực này thường là nơi giới hại biến động giá trong ít lâu, song chúng không phải bền vững như trường thành bởi thị trường dù sớm hay muộn đều phải tiến lên, hoặc xuống.
Một khi điều ấy xảy ra, hiệu ứng đảo cực sẽ xuất hiện và biến kháng cự thành hỗ trợ và ngược lại.
Tóm lại, các mức kháng cự và hỗ trợ giúp nhà đầu tư nhận biết đâu là điểm có cầu cao và cung cao. Chính vì vậy, khả năng đọc và xác định những vùng support và resistance quan trọng được xem như là một trong những khía cạnh cần thiết nhất để tham gia thị trường giao dịch.
TinTucBitcoin.com