Khi thị trường tiền mã hoá đã tăng trưởng quá nhanh và thậm chí là chóng mặt trong vòng 1 năm trở lại đây, chắc chắn điều nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là những ai quan tâm đến thị trường DeFi, sẽ là bài toán nào sẽ là vấn đề cần được giải quyết, từ đó cho ra là hàng loạt các dự án tiềm năng. Hôm nay, hãy cùng điểm qua một vài vấn đề đáng chú ý hiện tại, và có thể là mảnh đất màu mỡ cho các dự án DeFi nhé.
Lưu ý: Bài viết dưới đây là quan điểm cá nhân của tác giả, và không được xem là lời khuyên đầu tư. Còn bây giờ, hãy cùng đi vào vấn đề đầu tiên nhé. Enjoy!!!
Bitcoin vẫn là “ông kẹ” của thị trường
Dễ dàng nhận thấy, chỉ số Bitcoin Dominance (tỷ lệ vốn hoá thị trường của Bitcoin) luôn dao động quanh vùng 60-70% trong khoảng 1 năm trở lại đây (khoảng thời gian chứng kiến sự “bùng nổ” của DeFi. Tuy có giảm về vùng 40% trong đợt biến động gần nhất của thị trường, song đây đây vẫn là tỷ trọng khá lớn.
Ngoài ra, chỉ số correlation (tương quan) giữa BTC với các altcoin nói chung (và DeFi nói riêng) thường rất cao, khoảng 0,7 đến 0,8. Sức ảnh hưởng lớn của Bitcoin không chỉ được thể hiện qua con số mà còn được thể hiện qua tâm lý chung của thị trường, khi ai mua altcoin cũng đều luôn đau đáu nỗi lo với Bit, vì khi Bit sập 1, alt có thể sập đến 10.
When the KING falls, the whole kingdom follows 🔽📉#Bitcoin‘s drop in price pulls down some of the strongest players in the #crypto game as well, including $ETH $XRP $LTC $BCH $ADA $DOT
As the market is slowly recovering, will $BTC be able to pull the train up again? 🙏 pic.twitter.com/sWcyCPkxR0
— Kyros Ventures (@KyrosVentures) January 12, 2021
Giải pháp gần nhất cho vấn đề này chính là các pool farm, cung cấp thanh khoản có BTC gắn liền với một đồng altcoin. Ví dụ, pool farm BTC-ETH yêu cầu người dùng phải khoá BTC và ETH lại. Điều này, về mặt lý thuyết, có thể giúp altcoin không dump quá sâu khi BTC xập xình. Khi altcoin giảm quá sâu so với BTC, các arbitrageur (người tận dụng cơ hội chênh lệch) sẽ mua altcoin giá rẻ để thả vào pool, đồng thời tạo ra lực kéo giúp altcoin không trượt quá xa so với BTC.
Tuy nhiên, giải pháp này vẫn chưa được lan rộng, và volume của các pool này là quá thấp so với quy mô của Bitcoin. Thậm chí, chính biến động của BTC còn tác động ngược lên tâm lý cũng các LP (những người cung cấp thanh khoản trong pool), khiến họ vội vã rút thanh khoản và làm trầm trọng thêm biến động giá.
An cư thì mới có thể lạc nghiệp, và nếu thị trường DeFi thật sự muốn phát triển ổn định thì cần giảm thiểu sự ảnh hưởng của BTC, hoặc…chờ mong là BTC không biến động mạnh.
Cross-chain
Việc quá nhiều blockchain phát triển song song đang vô tình tạo ra một vấn đề, đó chính là sự đồng bộ. Mỗi blockchain sẽ có một chuẩn token riêng, do đó các cầu nối từ hệ sinh thái A sang hệ sinh thái B lại vô cùng quan trọng.
Sự phân mảnh này tạo ra cho người dùng một trải nghiệm hết sức khó chịu và bất tiện khi tham gia vào một hệ sinh thái blockchain.
Về phía dự án blockchain, họ cần có một cổng vào đơn giản để thu hút nguồn tiền, nếu không, mọi layer sản phẩm họ xây dựng trong hệ sinh thái để trở thành công cốc. Nếu được hỗ trợ bởi một sàn giao dịch tập trung cùng nguồn tiền dồi dào như BSC hay SOL, đây không phải là vấn đề.
Ví dụ, nếu người dùng có USDT định dạng TRC-20, chuyển lượng tiền này lên sàn CEX thì sẽ không tốn nhiều phí. Từ CEX, lại tiếp tục mua các token định dạng BEP20 của BSC và SPL của Solana, sau đó chuyển qua hệ thống DEX của 2 hệ sinh thái này. Như vậy, quy trình hút tiền sẽ được hỗ trợ rất nhiều.
Song với các hệ sinh thái không có lợi thế cạnh tranh này, họ sẽ phải rất chú tâm vào mảng cross-chain, đơn giản để có thể hút được tiền từ các hệ sinh thái khác.
Bảo mật – Độ uy tín của dự án
Dễ dàng nhận thấy, BSC nở rộ nhưng cũng phơi bày một khía cạnh tối của “phi tập trung”, đó chính là các dự án scam và thiếu chất lượng.
Những vụ hack gần đây trên BSC là những sai sót về mặt kỹ thuật, không phải là sự việc hi hữu hay rủi ro thiên nga đen (black swan). Anh em có thể tìm hiểu thêm chi tiết qua những bài viết dưới đây:
Do đó, vấn đề độ uy tín, bảo mật của các dự án, vốn ít được ai nói đến, hiện đã nhận lại được sự quan tâm của cộng đồng.
Certik cũng là một dự án đã triển khai hệ thống audit từ lâu. Tuy nhiên, có vẻ tâm lý chung của cộng đồng vẫn chưa tin mấy vào việc một dự án được gắn mác “đã audit”. Spartan Protocol từng được certik kiểm duyệt nhưng cũng đã bị tấn công một lần vào đầu năm nay khi thực hiện quá trình nâng cấp lên V2.
Vì vậy, đây vẫn là một vấn đề cần thêm nhiều giải pháp triệt để hơn, bên cạnh việc chính cộng đồng nhà đầu tư cũng phải liên tục theo dõi và trao dồi thêm thông tin cho riêng mình.
Thanh khoản hoá
Khi nguồn vốn tập trung ở các bể thanh khoản, các pool stake, một điểm nghẽn cho dòng tiền vô tình xuất hiện. Điều này trong ngắn hạn là có lợi cho giá token, vì tổng cung lưu thông sẽ giảm xuống. Tuy vậy, trong dài hạn, token sẽ không thể hiện được vai trò cốt yếu của mình trong một hệ sinh thái, đó là luân chuyển giá trị. Và chính việc không được bảo chứng bởi một hoạt động nào đó trong hệ sinh thái (ví dụ như giao dịch, trao đổi,…), bản thân token sẽ nhận về những tác động tiêu cực.
Không thể phủ nhận, việc nhiều token được stake trên mạng lưới là điểm tốt, vì nó giúp đảm bảo độ bảo mật (đặc biệt với các hệ thống PoS – Proof of Stake). Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị stake / tổng vốn hoá thị trường cũng là thứ cần chú ý. Nếu một token có tỷ lệ stake quá cao, chứng tỏ nó ít được luân chuyển trong hệ sinh thái và là biểu hiện xấu cho sức khoẻ dài hạn của một dự án.
Giải pháp “Thanh khoản hoá” hiện tại có một vài hướng đi khá mới mẻ như sau:
- Định giá LP token: giúp người dùng có thể đem LP token thế chấp, đồng thời tái sinh một vòng lập tiền mới.
- Tạo thêm các pool trả lãi cho LP token hoặc các token chứng chỉ đã thế chấp tài sản (ví dụ như cToken, yToken, aToken,..)
- Thanh khoản hoá lợi nhuận farming: đây là hướng đi mà Pendle đang triển khai, song vẫn cần thêm thời gian để chứng minh tính hiệu quả.
Nếu giải quyết được vấn đề thanh khoản, dòng tiền từ ngoài thị trường DeFi sẽ có thêm động lực để đổ vào. Vì đơn giản, không ai muốn bỏ vốn vào một nơi mà tiền có thể bị mắc kẹt, không tiếp tục xoay vòng để sinh lời.
“Hợp thức hoá” nhu cầu cho NFT
Cá nhân mình thấy, NFT hiện tồn tại dưới dạng một thị trường tách biệt trong các hệ sinh thái DeFi. Cụ thể hơn, hãy lấy các mảng lending, aggregator, Giao dịch – AMM ra làm ví dụ. Các mảng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, sản phẩm này này lấy nguồn tài nguyên (ví dụ như thanh khoản, tập người dùng,..) từ sản phẩm mảng khác để cùng nhau tăng giá trị tổng lên, giúp 1 + 1 có thể sẽ lớn hơn 2.
Trong khi đó, NFT hiện đang độc lập như một thị trường mua bán tranh ảnh. Đã có một vài giải pháp cho thế chấp NFT để mint ra stablecoin, nhằm tiếp tục tái lập dòng tiền, tuy nhiên, như những vấn đề đã đề cập ở trên, các giải pháp này chưa triệt để.
Một vấn đề nữa đó chính là độ thanh khoản của NFT, khi mua bán NFT sẽ là rất khó khăn. Một vài dự án thì đưa ra đề xuất phân mảnh NFT thành từng phần nhỏ để dễ bán, nhưng tất nhiên sức ảnh hưởng của nó thì không quá đáng chú ý. NFT Marketplace của Binance có thể sẽ là giải pháp mà mọi người kì vọng cho vấn đề này.
Xem thêm:
Ngoài việc thanh khoản, sẽ cần một cú hích về tầm “văn hoá” để NFT sẽ được công nhận rộng rãi hơn, thay vì chỉ được xem như một game “miếng cơm manh áo” như hiện tại. Cũng cần phải nói thêm, việc sưu tầm ở phương Tây có thể coi là một văn hoá, một thú vui (tất nhiên nhận định này không thiên theo hướng tích cực hay tiêu cực), còn với phương Đông, NFT có thể được coi là một cuộc chơi tài chính, nơi người đến trước “bán lại cái tầm nhìn” cho người đến sau.
Và cảm nhận này của mình mạnh mẽ hơn, đặc biệt là sau khi Binance (một sàn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên độ fomo của Châu Á) tham gia vào cuộc chơi NFT.
Tạm kết
5 vấn đề trên đây là góc nhìn cá nhân của mình về thị trường DeFi. Hi vọng bài viết trên đây sẽ cho anh em có một góc nhìn khác và thú vị hơn về thị trường DeFi hiện tại.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất thông tin và là quan điểm cá nhân của tác giả. Tất cả nội dung trên đây không được xem là lời khuyên đầu tư.
TinTucBitcoin tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
TinTucBitcoin.com