Monero là gì?
Monero là một loại tiền điện tử hoạt động theo cơ chế Proof-of-Work (PoW) ra đời với mục đích bảo vệ quyền riêng tư, bảo mật và khả năng truy xuất nguồn gốc cho người dùng. Khối đầu tiên của nó được khai thác vào năm 2014.
Tính năng chủ yếu của Monero là tập trung vào các giao dịch riêng tư và chống kiểm duyệt thông qua việc sử dụng mật mã chữ ký vòng (Ring Signature) và các tính năng khác như địa chỉ ẩn (Stealth Addresses) để bảo vệ quyền riêng tư của cả người gửi và người nhận cùng với số tiền được giao dịch.. Monero cũng tập trung vào khả năng kháng ASIC nhờ vào việc sử dụng thuật toán RandomX.
Các vấn đề của Bitcoin và phần lớn các tiền mã hóa khác
Sự ra đời của phong trào tiền mã hóa ẩn danh xuất hiện như một gáo nước lạnh vào Bitcoin và các vấn đề trong việc bảo mật các giao dịch. Trên Blockchain của Bitcoin, anh em có thể dễ dàng tra cứu được địa chỉ của người gửi, người nhận và số tiền cho mọi giao dịch.
Để thấy được sự quan trọng của vấn đề bảo mật, mình có thể nêu một ví dụ đơn giản như sau:
Giả sử doanh nghiệp của bạn nhận được khoản thanh toán từ một nhà cung cấp X. Nhà cung cấp đó sẽ có thể xem doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu tiền và do đó có thể đoán được mức độ nhạy cảm về giá trong các cuộc đàm phán trong tương lai.
Hoặc với trường hợp anh em đang đi du lịch đến một quốc gia có tỷ lệ tội phạm rất lớn. Bạn cần sử dụng số Bitcoin của mình để thanh toán cho một thứ gì đó. Nếu mọi người mà bạn giao dịch đều biết chính xác bạn có bao nhiêu tiền, thì đây là một mối đe dọa khá nguy hiểm.
Đồng tiền điện tử đầu tiên triển khai giao thức mới là Bytecoin vào năm 2012. Tuy nhiên, vì ban đầu nó được phát triển như một đồng tiền thử nghiệm, vào thời điểm đó, gần 80% tổng nguồn cung tiền của nó đã được khai thác, khiến nó có vấn đề trong việc áp dụng rộng rãi và khả năng mở rộng.
Đặc điểm của Monero
Monero là một hard fork của Bytecoin, bắt đầu vào năm 2014, đã khắc phục các vấn đề tồn tại trước đó của Bytecoin. Nó sử dụng giao thức CryptoNote dưới dạng hàm băm Proof of Work CryptoNight để hạn chế việc khai thác bằng máy tính chuyên dụng (ASIC). Thay vào đó, CryptoNight tối ưu cho các CPU thông thường để cung cấp năng lượng cho PoW, tạo ra một cộng đồng Monero miner bình đẳng.
Ring Signatures
Chữ ký vòng (Ring Signatures) là chữ ký điện tử cho phép người gửi che giấu danh tính của họ với những người khác trong một nhóm.
Để tạo một ring signatures, Monero kết hợp một mã khóa của người gửi và kết hợp với các khóa công khai trên blockchain. Nó che giấu danh tính của người gửi, vì về mặt tính toán không thể xác định được khóa nào và được tạo ra bởi ai.
Từ năm 2019 trở lại đây, một giao dịch Monero mặc định được thiết lập, mỗi một ring signatures bao gồm tất cả 11 chữ ký.
Stealth Addresses
Một giao dịch tiêu chuẩn trên Blockchain cần một địa chỉ công khai của người nhận. Đây là một tính năng để ngăn chặn gian lận và lừa đảo, nhưng nhược điểm là một khi khóa công khai được liên kết với danh tính cá nhân (ví dụ: thông qua địa chỉ IP), tất cả các giao dịch sử dụng khóa đó có thể bị theo dõi. Và đó là lý do mà Stealth Addresses ra đời.
Ý tưởng đằng sau Stealth Addresses là tạo ra một lớp ẩn danh giữa địa chỉ công khai của bạn và Monero mà bạn sở hữu. Các địa chỉ trên blockchain Monero có sẵn công khai là địa chỉ ẩn, vì vậy thông tin nhận dạng cá nhân hoàn toàn nằm ngoài blockchain.
Ring Confidential Transactions
Trước khi triển khai Ring CT, các số tiền giao dịch trong Monero cần được chia thành các mệnh giá cụ thể. Điều này là do chữ ký vòng chỉ có tác dụng khi các đầu ra ở cùng một giá trị và những người quan sát bên ngoài có thể thấy số tiền được giao dịch.
Công nghệ Ring CT cho phép số tiền được gửi của một giao dịch bị ẩn đi trong khi vẫn duy trì khả năng xác minh giá trị giao dịch của mạng lưới. Do đó, các giao dịch không còn cần phải được chia thành các mệnh giá khác nhau và ví tiền được tự do chọn thành viên nhẫn từ bất kỳ đầu ra và bất kể số tiền nào, điều này mang lại sự cải thiện đáng kể về quyền riêng tư cho Monero.
Một số thông tin cơ bản về token XMR
- Token Symbol: XMR
- Blockchain: Monero
- Transaction Speed: ~20 phút
- Maximum Token supply: Không có
- Circulating Supply: 17.920.231 XMR
- Market cap: 4.994.582.017$
Token Use case
XMR được sử dụng để:
- Làm một loại phương tiện thanh toán cho các hàng hóa, sản phẩm dịch vụ.
- Làm block reward cho các Miners.
Team dự án
Dự án được phát triển bởi một nhóm gồm bảy nhà phát triển, trong đó chỉ công bố danh tính của ba người là: Francisco “ArticMine” Cabañas, David Latapie và Riccardo Spagni, hiện là nhà phát triển chính. Những người khác chỉ được gọi bằng bí danh – Smooth, Binaryfate, Luigi1111 và NoodleDoodle.
Để biết thêm thông tin về team dự án Monero, vui lòng truy cập trang web chính thức của nhóm.
Cách kiếm và sở hữu XMR Token
Hiện tại anh em có thể kiếm được XMR bằng các cách sau:
- Mua trên các sàn giao dịch đã niêm yết token này.
- Trở thành Miners sử dụng sức mạnh của CPU hoặc GPU để đào XMR. Anh em có thể nhận được thêm XMR từ việc xác thực giao dịch giống với Bitcoin.
Sàn giao dịch XMR Token
Tính đến thời điểm hiện tại XMR đã được giao dịch với cặp USDT, ETH, BTC trên các sàn lớn như: Binance, Huobi Global, KuCoin, Gate.io, OKEx, MXC.com…
Ví lưu trữ token XMR
Anh em có khá nhiều sự lựa chọn để để lưu trữ XMR như: Cake Wallet, Monerujo, My Monero hoặc có thể cài ví cho desktop tại đây.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể trữ XMR trên ví của các sàn giao dịch.
Tương lai của dự án Monero, có nên đầu tư vào token XMR không?
Đến thời điểm hiện tại, Monero là đồng tiền mã hóa đứng thứ 27 theo vốn hóa thị trường. Phần lớn sự tăng trưởng này không đến từ vấn đề đầu cơ, mà là từ những người thực sự sử dụng Monero để mua sắm. Theo WIRED và CoinDesk, Monero có được sự phát triển ban đầu nhờ sự chấp nhận của người dùng darknet, đặc biệt là trang web Alphabay, đối với các khoản thanh toán riêng tư, không thể truy xuất được.
Điều này có nghĩa là khi anh em thanh toán thứ gì đó bằng USD hoặc Euro, chủ cửa hàng sẽ không thể biết anh em đã nhận tiền như thế nào.
Hiện tại, Monero đang nghiên cứu một công nghệ mới được gọi là Kovri để ẩn địa chỉ IP của các node trên mạng. Điều này giúp tăng khả năng truy xuất dữ liệu cao hơn và vượt xa các công nghệ masking hiện tại như Tor và VPN. Kovri sử dụng mã hóa lớp để ẩn dữ liệu mà người dùng đang gửi, việc sử dụng Kovri để kết nối với mạng Monero sẽ trở thành mặc định trong các bản cập nhật Monero trong tương lai.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án Monero Coin mà TinTucBitcoin muốn chia sẻ với các bạn.
Nếu bạn có những quan điểm bổ sung, xin hãy để lại phần comment bên dưới.
Hẹn gặp lại các bạn trong những bài phân tích sau.
TinTucBitcoin.com