Sau khi cấm thanh toán bằng tiền mã hóa vào năm 2017, Indonesia đang tìm cách xây dựng đồng tiền kỹ thuật số Rupiah được phát hành bởi ngân hàng trung ương.
Ngân hàng Trung ương Indonesia là một trong những đơn vị mới nhất công bố kế hoạch về một đồng tiền kỹ thuật số của chính phủ trong bối cảnh khối lượng thanh toán kỹ thuật số của quốc gia này tăng đột biến.
Ngày 25 tháng 5, Thống đốc Perry Warjiyo cho biết rằng Ngân hàng trung ương của Indonesia đang có kế hoạch tung ra đồng tiền kỹ thuật số Rupiah như một công cụ thanh toán hợp pháp ở Indonesia, Reuters đưa tin.
Vị quan chức này lưu ý rằng đồng Rupiah là đồng tiền duy nhất được chấp nhận hợp pháp để thanh toán trong nước cho đến nay và ngân hàng Indonesia sẽ tìm cách điều chỉnh đồng Rupiah kỹ thuật số theo cách giồn với tiền mặt và giao dịch thẻ tín dụng.
Theo Warjiyo, Ngân hàng Indonesia hiện đang nghiên cứu những lợi ích tiềm năng của đồng Rupiah kỹ thuật số bao gồm tác động của đồng tiền này đối với chính sách tiền tệ và hệ thống thanh toán, cũng như mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng tài chính hiện tại. Chính phủ nước này cũng đang đánh giá các lựa chọn công nghệ tiềm năng để xây dựng một loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, theo thông tin được chia sẽ, vẫn chưa có thời gian chính xác cho sự phát triển đồng Rupiah kỹ thuật số.
Tại thời điểm thực hiện bài viết, Ngân hàng Indonesia vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về các kế hoạch đối với đồng tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC) của mình. Theo thông báo trên trang web chính thức của mình, Ngân hàng Indonesia cho biết sẽ phát hành đồng Rupiah kỹ thuật số trong tương lai gần khi các công tác chuẩn bị cần thiết đã được hoàn tất. “Chúng tôi hiện vẫn đang tập trung vào quá trình chuyển đổi số như một phần của kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện hệ thống thanh toán của Indonesia đến năm 2025,” tuyên bố nhấn mạnh.
Theo báo cáo, việc Indonesia tham gia cuộc đua CBDC toàn cầu là để đáp ứng với sự bùng nổ trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số, với tần suất giao dịch kỹ thuật số tăng hơn 60% hàng năm. Thanh toán kỹ thuật số đại diện cho một trong những ưu tiên chính của quốc gia này sau khi Indonesia chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các giao dịch trực tuyến trong đại dịch COVID-19.
Indonesia được biết đến với cách tiếp cận khá thận trọng với tiền mã hóa khi quốc gia này ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa vào năm 2017 mặc dù vẫn công nhận các giao dịch tiền mã hóa là hợp pháp.
TinTucBitcoin tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
TinTucBitcoin.com