Những ngày gần đây, thị trường tiền mã hóa bước vào thời điểm “hoảng loạn” hơn bao giờ hết. Giá Bitcoin giảm sâu kéo theo các đồng Altcoin dump mạnh. Chỉ số Sợ hãi & Tham lam chạm đáy kể từ tháng 3/2020 cho thấy tâm lý panic sell trên toàn thế giới.
Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho cú giảm sâu… đi vào lòng đất lần này. Dẫu vậy, mọi lý do đều chỉ là để “hợp thức hóa” cho việc Bitcoin dump, chứ không thực sự giải thích được tại sao giá giảm mạnh đến vậy.
Nguyên nhân khả dĩ nhất chính là các FUD lan tràn làm nhà đầu tư F0 (newbie, người mới) – những tấm chiếu chưa trải – hoảng loạn, dẫn đến hiệu ứng dây chuyền bán tháo hàng loạt trên thị trường.
Một số người hoảng loạn -> bán tháo -> giá giảm -> lại thêm một số người khác hoảng loạn, bán tháo -> giá giảm sâu hơn…. và vòng tuần hoàn cứ thế tiếp tục.
Khi chúng ta đang lo lắng, sợ hãi, chỉ một tin tức trông-có-vẻ tiêu-cực thôi cũng làm tăng thêm nỗi lo lắng trong lòng. Lúc bình thường, chúng ta có thể bình tĩnh phân tích đó chỉ là FUD, là “pha-ke” thôi.
Nhưng khi tâm lý không vững vàng, chỉ một cục đá nhỏ cũng làm cả mặt hồ dậy sóng.
Thị trường giảm sâu thì cũng giảm rồi. Ai cũng bị mất tiền từ ít đến nhiều trong những ngày u ám vừa qua. Ai cũng từng hoảng loạn để rồi “mua đỉnh bán đáy” cả.
Sau khi đã cân bằng lại tâm lý, hãy cùng bình tĩnh tìm hiểu xem những gì đã xảy ra trên thị trường trong những ngày gần đây nhé!
Chuyện gì đã diễn ra?
FUD đến hẹn lại lên: Trung Quốc cấm crypto?
Đến hẹn lại lên, FUD Trung Quốc cấm bla bla bla lại càn quét khắp các mặt trận trong thời điểm thị trường đang bùng nổ mạnh nhất. Như đợt bull-run 2017 cũng vấp phải cục đá Trung Quốc cấm ICO và lệnh cấm các sàn giao dịch Bitcoin làm nhà đầu tư điêu đứng.
Đến năm 2021, dẫu thị trường đã khác xa hồ 2017, vẫn bổn cũ soạn lại, Trung Quốc cấm các công ty tài chính tiếp xúc với tiền mã hóa. Nhưng sự thật là gì?
Theo hãng tin Reuters, ba hiệp hội tự quản lý tài chính của Trung Quốc là Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Xử lý thanh toán Trung Quốc vào ngày 18/05 đã đồng loạt ra thông báo yêu cầu các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng và đơn vị xử lý thanh toán, không được phép cung cấp giao dịch liên quan đến tiền mã hóa, bao gồm đăng ký, giao dịch và thanh toán.
Tuy nhiên, đây chỉ là ba hiệp hội tự quản lý hoạt động trong khuôn khổ giám sát của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc. Chúng không phải là cơ quan quản lý tài chính thực thụ, nhưng có trách nhiệm đảm bảo các tổ chức thành viên phải tuân thủ theo pháp luật của Trung Quốc.
Đánh giá
Đây chỉ là một FUD mới được “canh thời điểm” để nhồi ra thị trường sau làn sóng tin xấu vừa qua. Trung Quốc từ lâu vẫn vô cùng khắt khe với hoạt động đầu tư tiền mã hóa, dù không thẳng tay cấm người dân tham gia vào lĩnh vực này.
FUD đến từ tương lai: Mỹ đánh thuế crypto?
Trong một báo cáo được công bố ngày 20/05 liên quan đến các đề xuất thuế cho Kế hoạch Gia đình Mỹ của Tổng thống Joe Biden, Bộ Tài chính đã nhắm đến tài sản kỹ thuật số bằng cách đề xuất các doanh nghiệp bao gồm ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và sàn giao dịch tiền mã hóa báo cáo thêm thông tin về dòng tiền vào và ra trên 10.000 USD của khách hàng từ các tài khoản bắt đầu từ 2023.
Hiện tại, Sở Thuế vụ (IRS) không có cơ quan xác minh độc lập về các giao dịch như vậy, có khả năng dẫn đến chênh lệch về chênh lệch giữa thuế nợ và thuế đã nộp ngày càng tăng.
Đánh giá
Đây thực chất không phải là tin tức xấu và còn xa lắc. Việc đánh thuế lên tiền mã hóa là điều cần thiết nếu muốn crypto được công nhận thành một lớp tài sản đầu tư mới. Việc giới chức Mỹ đề xuất các giao dịch tiền điện tử trên 10.000 USD phải được báo cáo cho IRS âu cũng là điều hợp tình hợp lý, dẫu rằng đây chỉ là đề xuất và nếu được thông qua thì phải đến 2023 mới thực hiện.
Dự án trên BSC gặp sự cố hàng loạt
Ngày 19/05, kẻ xấu đã lợi dụng Venus (XVS) để kiếm lời 200 triệu USD. Cú nổ này đã đẩy giá XVS giảm mạnh và vô hình trung kéo theo toàn bộ hệ sinh thái BSC điêu đứng.
Chỉ 1 ngày sau đó, Pancake Bunny bị tấn công flash loan, 10 tỷ USD giá trị token được in vô tội vạ. Ngay sau khi thông tin về vụ tấn công được lan truyền, giá BUNNY rơi tự do từ hơn 146 USD về chỉ còn 9,8 USD, tương đương giảm đến hơn 95% giá trị.
Đánh giá
Những sự cố này không phải “hi hữu” và gần như là điều tất yếu trên thị trường. Nhưng như đã phân tích ở phần trên của bài viết, khi tâm lý không vững vàng, chỉ một cục đá nhỏ cũng làm cả mặt hồ dậy sóng. Việc BSC gặp sự cố diễn ra quá “đúng thời điểm”, như đổ thêm xăng vào ngọn lửa đang cháy -> tâm lý hoảng loạn lan truyền khắp thị trường.
Chuyện gì tiếp theo đó?
Phí gas Ethereum tăng mạnh
Như một hệ quả tất yếu khi nhiều trader đua nhau bán tháo hoặc tăng thêm vị thế để bảo vệ tài sản là: phí gas ETH tăng vọt. Như đã đề cập trong bài viết phí Ethereum tăng vọt khi các nhà giao dịch chạy đua để “cứu” các vị thế đòn bẩy.
Đỉnh điểm có người dùng phải trả hơn 2.000 gwei để thực hiện giao dịch, còn trung bình thì 1.500 đến 1.700 gwei.
Mức phí cao như vậy làm một số nhà đầu tư không thể trả tiền phí -> giao dịch không thực hiện được -> tiếp tục sợ hãi và lan truyền sự sợ hãi đó ra cộng đồng.
Các sàn giao dịch lớn “đứng hình”
Song song cùng mức phí gas trên mạng lưới Ethereum tăng vọt, số lượng truy cập vào các sàn giao dịch cũng bùng nổ không kém. Lượt truy cập đổ dồn như vậy làm nhiều nền tảng không thể đáp ứng. Và từ đó, “đứng hình” là hệ quả tất yếu.
Coinbase went offline
Bitfinex went offline
Binance went offline
Kraken went offline
Gemini went offline
CMC went offline
Bittrex went offline
KuCoin went offline
Huobi went offline
CoinDesk went offlineProbably just a coincidence. #Bitcoin #BTC #Crypto
— Mr. Whale (@CryptoWhale) May 19, 2021
Thậm chí, Binance còn tạm ngừng các token đòn bẩy trên sàn như BNBUP, BNBDOWN, BTCUP,… để hạn chế người dùng hoảng loạn giao dịch quá tay.
Và sự thật là gì?
Trên thực tế, mọi lời giải thích chỉ nhằm mục đích “hợp thức hóa” những gì đã xảy ra trên thị trường. Bitcoin giảm đã giảm, mọi người mất tiền đã mất tiền – đó là sự thật không thể bàn cãi.
Nhưng phần dưới của tảng băng chìm, cá voi Bitcoin đang “vui mừng” trước sự bán tháo khủng khiếp BTC trên thị trường. Chẳng thế mà MicroStrategy tiếp tục “mua đáy” thêm 10 triệu USD Bitcoin và một cá voi “thiên tài” đã bán đỉnh mua đáy 3.000 BTC.
Không chỉ nhà đầu tư tổ chức, holder kinh nghiệm mạnh tay mua Bitcoin trước tâm lý hoảng loạn bán tháo. Tóm lại là:
Ai FUD cứ FUD, ai sợ cứ bán. Còn ai mua cứ mua.
Về pháp lý, Chủ tịch SEC Gensler: Chúng tôi đã sẵn sàng để thực thi các quy định về tiền mã hóa. Điều này cho thấy trong tương lai sẽ còn nhiều quy định đánh lên crypto, như đánh thuế, bắt khai báo tài khoản hay phân loại crypto là chứng khoán hay hàng hóa,… Những thông tin như vậy là điều tất yếu khi Mỹ thực thi quy định lên tiền mã hóa – không FUD và không xấu. Do đó, cộng đồng cần tỉnh táo trước những lời cảnh báo “trá hình” như vậy.
Về phân tích giá, đây là các mức giá BTC cần theo dõi tiếp theo khi Bitcoin vẫn lập lờ quanh ngưỡng 40.000 USD. Những cột mốc này cần theo dõi sát sao để có hành động kịp thời trong lúc thị trường vẫn còn “bão bùng” như hiện nay.
Jane
Có thể bạn quan tâm:
TinTucBitcoin.com