Sàn giao dịch trong lĩnh vực tiền điện tử được hình thành với mục đích giúp việc giao dịch, mua, bán các đồng coin trở nên đơn giản hơn.
Tuỳ vào phương thức giao dịch khác nhau dẫn đến xuất hiện nhiều loại sàn trên thị trường.
Trong đó, CEX, DEX và P2P là 3 trong số những sàn giao dịch phổ biến nhất hiện nay.
Vậy CEX, DEX và P2P hoạt động như thế nào? Chúng có ưu và nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Sàn giao dịch tập trung (CEX)
Khái niệm
CEX hay còn gọi là sàn giao dịch tập trung (viết tắt của Centralized Exchange). Tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn được xem là sàn giao dịch phổ biến nhất hiện nay. Đa phần lượng tiền giao dịch hàng ngày hiện nay đều đến từ những sàn CEX.
Vậy sàn giao dịch CEX là gì? Về cơ bản nó là một sàn giao dịch để mọi người thực hiện mua/bán tiền điện tử. Một sàn giao dịch CEX thường gồm có hai yếu tố: Không ẩn danh và Sàn nắm quyền kiểm soát quỹ.
- Không ẩn danh: Người dùng tạo tài khoản trên sàn sẽ được yêu cầu xác thực KYC theo quy định để ngăn chặn nạn rửa tiền xảy ra.
- Quyền kiểm soát quỹ: Tiền của bạn khi nạp vào sàn sẽ do sàn quản lý. Lúc này sàn giao dịch đóng vai trò như một ngân hàng trung gian truyền thống. Nó cũng đồng nghĩa với việc rủi ro bị tấn công có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Cách thức hoạt động
Mô hình sàn giao dịch CEX cũng khá đơn giản. Đầu tiên, bạn sẽ cần phải tạo một tài khoản tại sàn. Đây cũng chính là ví nóng mà sàn cấp cho bạn. Trong ví nóng đó sẽ lưu trữ tất cả những đồng tiền điện tử mà sàn hỗ trợ.
Khi bạn cần giao dịch mua hoặc bán một đồng tiền điện tử nào đó (giả sử là đồng BTC). Bạn sẽ tìm kiếm các cặp tiền tương ứng để thực hiện giao dịch (giả sử bạn đang có USDT và dự tính mua BTC bằng đồng coin này). Lúc này bạn sẽ đặt một mức giá nhất định và lệnh của bạn sẽ được tạo trên sàn.
Tuỳ vào lệnh mà bạn tạo, nếu như lệnh đó phù hợp nó sẽ được khớp và bạn sẽ mua/bán thành công số lượng BTC đó. Ngược lại, nếu nó không được khớp, nó sẽ chờ cho đến khi nào đủ điều kiện khớp lệnh thì thôi. Cứ như vậy các lệnh cứ tiếp tục lặp đi lặp lại trên sàn.
Ưu và nhược điểm của sàn CEX
So với sàn DEX thì sàn CEX nói chung sẽ dễ dàng bị hack hơn. Ngoài ra nó có còn một số nhược điểm khác nữa.
Ưu điểm
- Đa dạng hình thức mua bán: Với sàn CEX, bạn có nhiều hình thức để lựa chọn như Limit Order, Market Order,…
- Đa dạng hoạt động: So với sàn giao dịch truyền thống, CEX hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau hơn như Staking, IEO,…
Nhược điểm
- Dễ bị hack: Phần này thì sàn giao dịch CEX cũng tương tự như sàn truyền thống. Do việc sàn đứng ra quản lý tập trung tài sản của NĐT nên nó luôn tiềm ẩn rủi ro về việc có thể bị hack. Vụ hack của sàn giao dịch KuCoin tháng 9/2020 là minh chứng hùng hồn cho việc này.
- Phức tạp: Nhiều hình thức mua bán là thế nhưng ngược lại nó cũng gây khó cho những NĐT mới. Việc làm quen với những hình thức này khiến họ phải mất thời gian. Và trong một số trường hợp, sai sót là điều khó tránh khỏi.
Binance, Huobi Global, OKEx hay KuCoin là những sàn điển hình trong phân khúc sàn giao dịch CEX. Trong đó, Binance đang là sàn giao dịch đứng đầu toàn cầu dựa trên khối lượng giao dịch.
Binance
Binance là một nền tảng trao đổi tiền điện tử để giao dịch các loại tiền điện tử khác nhau. Đây là sàn giao dịch tiền điện tử bitcoin và altcoin lớn nhất thế giới tính theo khối lượng. Người dùng của nó hoàn thành hơn 1,4 triệu giao dịch mỗi giây, theo trang web của nó.
Binance được thành lập vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao, một nhà phát triển người Canada gốc Hoa, người trước đó đã tạo ra phần mềm giao dịch tần số cao.
Binance cho phép người dùng quốc tế giao dịch hơn 500 loại tiền điện tử, mặc dù chỉ có 52 loại tiền điện tử dành cho khách hàng Hoa Kỳ.
Các loại tiền điện tử nổi tiếng được hỗ trợ bởi Binance bao gồm cả Bitcoin, Ethereum, Solana và Ripple…
Người dùng Binance cũng có quyền truy cập vào các loại tiền tệ nhỏ hơn như Dogecoin và Harmony. Nền tảng này cho phép rút tiền bằng nhiều loại tiền tệ, bao gồm đô la Mỹ, Euro và bảng Anh. Các đối thủ chính của nó là Kraken và Coinbase.
Bảo mật của Binance là một trong những điểm mạnh nhất của nó. Do mức độ bảo mật cao nhất được áp dụng cho đăng ký, xác minh danh tính và sao chép dữ liệu, nó là một ví dụ toàn cầu về các hệ thống và công nghệ bảo mật được áp dụng cho một nền tảng tiên tiến.
Ngoài ra, điều hướng luôn đi qua các url có https mà chúng ta có thể kiểm tra trên thanh trên cùng của trình duyệt. Trong đó, chúng ta sẽ luôn thấy biểu tượng ổ khóa được phản ánh cho chúng ta biết rằng chúng ta điều hướng, cả trên PC và thiết bị di động, trong các trang được mã hóa bằng bảo mật SSL.
Nhờ mức độ bảo mật cao nhất này, người dùng của nó có thể mua, giao dịch hoặc lưu trữ tiền điện tử trên Binance một cách hoàn toàn tự tin. Đây là một trong những điểm giải thích cho sự tăng trưởng to lớn của web về số lượng hoạt động được đăng ký, điều này cũng không ngừng tăng lên.
Từ hàng trăm ý kiến từ người dùng và chuyên gia về tiền điện tử được công bố trên hàng chục tài liệu tham khảo và diễn đàn chuyên ngành, có thể khẳng định rằng mức độ bảo mật và an toàn được cung cấp bởi cổng thông tin Binance là tuyệt vời.
2. Sàn giao dịch phi tập trung DEX
Khái niệm
DEX (hay Decentralized Exchange) được biết đến như một sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung. Mặc dù ra đời sau nhưng dường như sàn DEX đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các nhà đầu tư trên thị trường.
Một sàn DEX cũng có hai đặc điểm chính như sau:
- Tính ẩn danh: Người dùng trên sàn DEX sẽ hoàn toàn ẩn danh. Bạn sẽ không thể biết mình đang giao dịch với ai cả. Trường hợp vụ hack của KuCoin tháng 9 vừa rồi là một ví dụ. Hacker sau khi lấy cắp tiền từ sàn giao dịch KuCoin đã chuyển lên Uniswap (là một sàn DEX) và swap (hoán đổi) nó sang một loại tài sản khác. Đến đây thì không ai có thể phân biệt được nguồn gốc của những đồng tiền hoán đổi đó từ đâu.
- Quyền kiểm soát quỹ: Sàn DEX không kiểm soát quỹ của người dùng. Mô hình mà DEX áp dụng là “Plug & Play”. Người dùng sẽ kết nối một ví điện tử của họ với sàn và giao dịch trên đó. Sàn chỉ là trung gian kết nối giữa những người dùng với nhau. Giao dịch xong ví này có thể được ngắt kết nối với sàn để đảm bảo an toàn.
Cách thức hoạt động
Ở phần này, chúng ta sẽ cùng xem một sàn DEX cơ bản sẽ hoạt động như thế nào nhé.
Một sàn DEX hoạt động gồm ba bước sau đây:
- Kết nối ví điện tử: Người dùng thậm chí không cần tạo tài khoản. Thứ họ cần là một ví điện tử được sàn hỗ trợ và thực hiện kết nối với sàn để giao dịch.
- Giao dịch: Sau khi kết nối ví điện tử xong, người dùng sẽ thực hiện mua/bán trên sàn bình thường dựa trên những đồng tiền điện tử được sàn hỗ trợ. Quá trình mua bán này người dùng giao dịch với nhau mà không cần qua máy chủ trung tâm của sàn.
- Ngắt kết nối ví với sàn: Sau khi giao dịch xong, người dùng có thể ngắt kết nối giữa ví điện tử và sàn giao dịch để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.
Ưu và nhược điểm
So với các sàn giao dịch truyền thống thì sàn DEX có những Ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi điểm nhanh qua những Ưu và nhược điểm đó ở phần tiếp theo này nhé.
Ưu điểm
- Tính bảo mật: Với sàn DEX, tài sản của người dùng do chính họ quản lý, sàn sẽ không có quyền kiểm soát tiền của họ. Điều này đồng nghĩa với việc trường hợp rủi ro sàn bị tấn công thì tài sản của người dùng cũng không bị ảnh hưởng.
- Tính ẩn danh: Giao dịch trên DEX hoàn toàn ẩn danh, đúng nghĩa của một nền tảng blockchain. Người dùng sẽ chỉ biết họ đang giao dịch với một địa chỉ ví của người dùng khác mà không có cách nào tra ra ví đó được sở hữu bởi ai.
Nhược điểm
- Thanh khoản thấp: Hiện tại thanh khoản trên các sàn giao dịch DEX vẫn còn khá thấp. Tuy nhiên, có lẽ tương lai vấn đề này sẽ sớm được giải quyết mà thôi.
- Mức độ khả dụng chưa cao: Về cơ bản các sàn DEX vẫn còn tương đối khó sử dụng đối với người dùng. Nó đơn giản và không có quá nhiều tính năng như sàn CEX nhưng việc sử dụng nó đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về tiền điện tử
Uniswap, Balancer hay Binance DEX,… là những ví dụ điển hình cho loại hình sàn giao dịch này. Theo DeFi Pulse, lượng tiền bị khoá trong các sàn DEX đã lên đến hơn 4.39 tỷ USD mỗi ngày. So với CEX thì con số này vẫn còn thua xa. Nhưng có lẽ trong tương lai không xa, DEX sẽ dần trở nên phổ biến hơn.
Uniswap
Uniswap là một giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) và đồng thời là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) xây dựng trên Blockchain Ethereum, cho phép người dùng có thể swap bất kỳ token ERC-20 nào. Uniswap hiện đang là sàn được sử dụng phổ biến nhất bởi sự nhanh gọn và tiện lợi của nó.
Cơ chế AMM giúp việc giao dịch trên sàn Uniswap không cần phải sử dụng đến sổ lệnh, mà thay vào đó, smart contract sẽ đóng vai trò là trung gian, người bán bỏ tài sản vào một nơi gọi là liquidity pool (pool thanh khoản), sau đó người mua sẽ swap tài sản họ đang có với tài sản trong pool thông qua smart contract.
Uniswap hoạt động như thế nào?
Uniswap là giao thức phi tập trung 100% và không cần cấp quyền (permissionless), được hoạt động dựa trên công thức: x * y = k
Trong đó:
- x là số lượng token A.
- y là số lượng token B.
- k là tổng giá trị của pool A/B
Từ đó ta có:
- Khi k thay đổi, mà giá trị của token A và B không đổi, suy ra x và y sẽ thay đổi.
- Khi x và y thay đổi, mà k không đổi, suy ra giá trị của token A và B phải thay đổi.
- Để k thay đổi, x và y sẽ cần được thay đổi bởi các nhà cung cấp thanh khoản (về sau sẽ dùng chữ “LP” hoặc “Liquidity Provider”).
- Để x và y thay đổi, sẽ cần tác động từ các trader thông qua việc swap.
Người dùng đọc còn thấy hơi rối rắm đúng không? Hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ nhé.
Ví dụ: Giả sử pool được tạo có tên là ETH/DAI với 10 ETH và 1000 DAI.
Ta sẽ có:
x * y = k ⇔ 10*1000 = 10,000
1 ETH = 100 DAI.
1 DAI = 0.01 ETH.
Các tính năng chính trên sàn Uniswap
Sàn Uniswap có 4 tính năng chính bao gồm:
Swap
Swap trong sàn Uniswap là một cách đơn giản để giao dịch một token ERC-20 cho một token khác.
Liquidity Pool
Mỗi pool thanh khoản trên sàn Uniswap là một địa điểm giao dịch cho một cặp token ERC20. Khi hợp đồng pool được tạo, số dư của mỗi token bằng 0. Để pool bắt đầu cung cấp giao dịch, LP (Liquidity Provider – người cung cấp thanh khoản) cần nạp tiền vào cho mỗi token. LP đầu tiên sẽ là người thiết lập giá ban đầu cho pool đó.
Flash Swap
Flash Swap bắt đầu xuất hiện trong Uniswap V2. Flash swap cho phép người dùng rút bất kỳ số lượng token ERC20 nào, miễn phí, với điều kiện là cuối giao dịch, chúng được thanh toán hoặc trả lại, hoặc cả hai.
Oracle
Oracle (hay nguồn cấp dữ liệu giá trên chuỗi) là một thành phần quan trọng đối với nhiều ứng dụng DeFi (Tài chính phi tập trung), bao gồm những ứng dụng tài chính phái sinh (Derivatives), cho vay, giao dịch ký quỹ (Margin Trading),… Các dự án DeFi thường sẽ dùng Oracle có sẵn, ví dụ như của Chain Link.
Đánh giá Ưu và nhược điểm của Uniswap
Ưu điểm
Dự án list token không cần quá nhiều thao tác và được miễn phí.
Người dùng trao đổi token nhanh chóng, tiện lợi.
Có thể được tích hợp thẳng vào các Wallet hiện tại, nên việc lưu trữ và swap cũng dễ dàng hơn sử dụng sàn tập trung (CEX).
Nhược điểm
Do dễ list token, nên các token scam cũng xuất hiện đầy rẫy, người dùng mới dễ bị mất tiền do lừa đảo.
Được xây dựng trên Ethereum, nên phí giao dịch (phí gas) đôi khi rất cao.
3. Sàn giao dịch P2P
Khái niệm
Một khái niệm mới mà chúng tôi giới thiệu đến trong bài viết này là sàn giao dịch P2P. Đây là một sàn giao dịch ngang hàng (peer-to-peer) giữa những người dùng với nhau. Họ có thể tuỳ biến giao dịch và tương tác trực tiếp với những người dùng khác. Và lúc này sàn chỉ đóng vai trò trung gian và họ chỉ thực sự xuất hiện khi có tranh chấp xảy ra.
Ở một khía cạnh nào đó, sàn giao dịch theo hình thức P2P này cũng có thể được coi là một sàn giao dịch tập trung. Với một sàn P2P, người dùng cũng được yêu cầu khai báo KYC và tiền của họ do sàn quản lý. Chỉ khác là việc giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa những người dùng với nhau mà thôi.
Cách thức hoạt động
Tương tự như các sàn giao dịch truyền thống trước đây, sàn P2P cũng sử dụng các sổ lệnh để khớp giữa người mua và người bán thực tế của họ. Nhưng lúc này, sàn chỉ giữ vai trò trung gian kết nối. Lúc này, một danh sách các người mua và người bán trên sàn sẽ hiện ra. Với đặc thù sàn cho phép người dùng tuỳ biến cho giao dịch của họ do đó người mua/người bán có thể tự đặt ra mức giá cho giao dịch của mình.
Giả sử, một đồng BTC ở thời điểm hiện tại đang có giá chung là 42,500 USD. Bạn trong vai người bán và đang cần bán nhanh một lượng BTC. Thay vì đặt theo mức giá thị trường (42,500 USD) bạn quyết định đặt mức giá bán thấp hơn (giả sử 42,300 USD chẳng hạn). Lúc này, những người mua khác thấy bạn có giá bán thấp hơn thì tỷ lệ họ sẽ lựa chọn giao dịch với bạn sẽ cao hơn và ngược lại.
Khi người mua và người bán tìm kiếm được nhau, sàn sẽ kết nối lại để họ tự thực hiện giao dịch. Đương nhiên, việc giao dịch này sẽ tuân theo một quy trình nhất định do sàn đề ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên. Khi giao dịch được khởi tạo, về phía người bán lượng tiền tương ứng trong giao dịch sẽ khoá lại để đảm bảo thanh khoản. Về phía người mua, sau khi tiến hành thao tác thanh toán xong, người bán nhận được tiền sẽ tiến hành mở thanh khoản để tiền chuyển đến cho người mua.
Cứ như vậy quy trình đó sẽ lặp đi lặp lại. Sàn giao dịch chỉ thực sự xuất hiện khi xảy ra vấn đề tranh chấp giữa các bên. Nếu như không có tranh chấp gì, giao dịch đó được xem như là hoàn tất.
Ưu và nhược điểm
Bản chất sàn P2P cũng có những ưu và nhược điểm tương tự như một sàn tập trung. Tuy nhiên, nó vẫn có những đặc điểm riêng như sau:
Ưu điểm
- Tính chủ động: Về cơ bản việc giao dịch là hoàn toàn chủ động giữa những người dùng với nhau. Sàn chỉ đứng vai trò trung gian kết nối và giải quyết tranh chấp giữa những người dùng (nếu có). Bạn có thể chủ động tuỳ biến cho giao dịch mua/bán của mình trên sàn như mua với mức giá bao nhiêu, hình thức thanh toán như thế nào,…
- Đa dạng hình thức thanh toán: Với sàn giao dịch P2P, người dùng có thể tuỳ biến hình thức thanh toán của mình. Với sàn Remitano là một ví dụ điển hình. Hoặc là bạn sẽ nhận tiền thông qua ví tại sàn. Hoặc là bạn sẽ nhận thông qua các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam.
Nhược điểm
- Giới hạn hình thức mua bán: Sàn giao dịch P2P đơn thuần chỉ là giao dịch mua/bán một đồng coin nào đó. Giả sử tại sàn Remitano, khi bạn cần bán một lượng BTC, sàn sẽ kết nối bạn đến với những người cần mua. Nhưng nếu bạn muốn một số hình thức giao dịch khác như Margin trading,… thì sàn lại không hỗ trợ.
- Không ẩn danh: Với sàn P2P, bạn cần phải khai báo các thông tin cá nhân cũng như hoàn tất việc xác thực KYC. Nếu như bạn là một người thích ẩn danh, bạn sẽ cảm thấy khó chịu về điều này. Tuy nhiên, KYC nhằm mục đích giúp nâng cao tính bảo mật khi bạn giao dịch trên sàn. Lấy Remitano là một ví dụ. Giả sử trường hợp bạn quên mật khẩu tài khoản của mình tại sàn. KYC lúc này sẽ giúp Remitano xác định được bạn là chủ tài khoản đó, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Thậm chí, với những sàn lớn như Remitano, việc phân chia các cấp bậc người dùng còn giúp hạn chế các vấn nạn xấu của việc lợi dụng tính thanh khoản của tiền điện tử. Các vấn nạn rửa tiền cũng sẽ được hạn chế với những chính sách có phần “hà khắc” này mà Remitano mang lại.
Tại Việt Nam, Remitano được biết đến như là một sàn P2P hàng đầu hiện nay. Người dùng có thể thực hiện mua/bán tiền điện tử chỉ trong một vài phút. Tuy nhiên, điều quan trọng khiến người ta mỗi khi nhắc đến sàn giao dịch P2P là nhắc đến Remitano đó lại nằm ở vấn đề thanh toán.
Khi mà các hình thức thanh toán quốc tế tại Việt Nam vẫn chưa quá phổ biến thì Remitano giống như cứu cánh cho việc này. Bạn có thể thực hiện mua bán tiền điện tử chỉ cần thông qua việc chuyển khoản ngân hàng. Với nhiều NĐT mới, hình thức này sẽ dễ dàng tiếp cận hơn nhiều.
Hiện tại, ngoài Remitano, chúng ta cũng có thể thấy một số nền tảng giao dịch P2P khác tương tự như Ginero, Vicuta hay Coin12….
Tronng đó, Coin12 là sàn giao dịch P2P vừa mới xuất hiện trong thời gian gần đây, với việc tích luỹ kinh nghiệm cũng như những sai sót của những nền tảng tiềm nhiệm, Coin12 sẽ mang lại cho nhà giao dịch một môi trường giao dịch an toàn và cải tiến hơn.
Coin12
Coin12 là sàn giao dịch P2PC (Peer-to-Peer Centralized Exchange) – một giải pháp độc quyền cho giao dịch tiền điện tử. Với P2PC, Coin12 đã tạo ra một sàn giao dịch trung gian tập trung, cho phép người dùng giao dịch tiền điện tử trực tiếp với nhau mà không cần qua thứ ba. Điều này đảm bảo tính minh bạch, an toàn và nhanh chóng cho các giao dịch của bạn.
Hệ thống P2PC của Coin12 kết hợp lợi ích của cả sàn giao dịch trung tâm và phân tán. Người dùng có thể trực tiếp mua, bán và giao dịch tiền điện tử với những người dùng khác, đồng thời sử dụng các công cụ và tính năng tiên tiến của một sàn giao dịch tập trung hàng đầu. Với P2PC, bạn có toàn quyền kiểm soát các giao dịch của mình mà không cần tin tưởng vào một bên thứ ba.
Hệ thống P2PC của Coin12 cung cấp một môi trường an toàn và đáng tin cậy cho người dùng giao dịch tiền điện tử. Coin12 đã đặt mức độ an toàn lên hàng đầu, với các biện pháp bảo mật tiên tiến, quản lý rủi ro nghiêm ngặt và xác minh người dùng tỉ mỉ. Bạn có thể yên tâm rằng giao dịch của mình sẽ được bảo vệ và thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Bằng cách sử dụng hệ thống P2PC của Coin12, bạn sẽ có trải nghiệm giao dịch tiền điện tử thuận lợi, nhanh chóng và an toàn. Với tính linh hoạt và tiện ích mà P2PC mang lại, bạn có thể tìm thấy những cơ hội giao dịch hấp dẫn và tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền điện tử.
Một số đặc điểm của Coin12
- Giao diện thân thiện, đơn giản và dễ dàng sử dụng.
- Cần hoàn thành KYC để truy cập tất cả tính năng của sàn.
- Chi phí tạo quảng cáo thấp.
Tiền điện tử có thể giao dịch trên sàn Coin12.
Tether (USDT), Vietnam Dong (VND)
Lưu ý: Đây là bài viết quảng cáo của đối tác nằm trong chuyên mục Thông Cáo Báo Chí của Tin Tức Bitcoin, không phải là lời khuyên đầu tư. Các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi hành động, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư của bạn.