Busy Technology (BUSY) là gì?
Busy là một công cụ blockchain phi tập trung và phân tán cho các nền tảng thương mại điện tử. Dự án đang phát triển một nền tảng phi tập trung để phục vụ cho mảng freelance.
Busy Technology được tạo ra để giải quyết vấn đề gì?
Thị trường thương mại điện tử là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất nhưng vẫn còn tồn tại những điểm chưa hoàn hảo có thể làm ảnh hướng đến lợi ích người dùng. Đặc biệt là lĩnh vực freelance hiện chưa có bất kỳ nền tảng phi tập trung. Các nền tảng tập trung được quản lý thường quá tải với các offer chất lượng thấp. Hơn nữa, nếu offer nhưng không theo như mong đợi, người dùng vẫn sẽ phải trả một khoản phí cho nền tảng.
Có hai loại nền tảng trên thị trường:
- Đầu tiên là nơi người dùng phải trả phí cho tư cách thành viên cho phép họ cung cấp hoặc nhận dịch vụ từ những người dùng tự do khác.
- Thứ hai là, mặc dù không tính phí thành viên nhưng một khoản phí được trả cho mỗi offer được hoàn thành.
Một yếu tố quan trọng đối với freelancer là thực tế của đại dịch toàn cầu COVID-19 đang diễn ra. Hầu hết các công ty trên toàn thế giới đều gặp khó khăn trong thời điểm này. Một số người trong số những công ty này đã phải sa thải những nhân viên có năng lực và tài năng, trong đó một số người trong số họ chuyển sang lĩnh vực freelance và họ phải cạnh tranh để cung cấp dịch vụ của mình. Nhiều công ty trên các nền tảng này đang tìm kiếm nguồn nhân lực có thể làm một công việc hoặc dịch vụ cụ thể cho công ty mà không có nghĩa vụ liên quan đến nhân viên toàn thời gian hoặc bán thời gian. Tất cả những điều trên đã dẫn đến sự gia tăng các vấn đề trên các nền tảng dành cho freelancer.
Busy Technology ra đời nhằm giải quyết vấn đề gì?
Giá cả
Giá trên các nền tảng thường ngẫu nhiên và không có quy chuẩn chung, chứ không dựa trên chất lượng của dịch vụ được cung cấp. Chắc chắn có một số dịch vụ chất lượng trên các nền tảng này, nhưng một dịch vụ như vậy có thể sẽ phải giữ giá rất thấp để cạnh tranh với các nhà quảng cáo không đủ tiêu chuẩn. Thật không may, các nhà quảng cáo không đủ tiêu chuẩn thường giảm giá vì chất lượng dịch vụ của họ rất thấp, điều này dẫn đến sự xuống cấp đáng kể của thị trường freelance.
Cạnh tranh
Một trong những vấn đề chính trên các nền tảng tự do là các offer chất lượng cao thường gặp phải nhiều cạnh tranh bởi rất nhiều các offer chất lượng thấp. Khách hàng sẽ khó có cơ hội tiếp cận với các offer chất lượng. Ngoài ra, một vấn đề khá nan giải nữa là không có nguồn để khách hàng tham khảo từ đó đưa ra các nhận định đánh giá cho riêng mình.
Đánh giá của người dùng
Các nền tảng dành cho freelancer hiện nay thường dùng hệ thống xếp hàng dựa trên sao. Tuy nhiên hệ thống đánh giá này thường không đạt được hiệu quả do 3 nguyên nhân sau:
- Hệ thống xếp hạng dựa trên sao không công bằng
- Mỗi khách hàng đều có những kỳ vọng khác nhau
- Khách hàng cũng có thể đánh giá không chính xác và không đáng tin cậy
Spam
Vì các nền tảng cho freelancer hiện nay thường cung cấp quyền truy cập miễn phí, nên một người dùng có thể dễ dàng tạo nhiều tài khoản và spam nhiều offer. Điều này dẫn đến việc các nền tảng việc làm cho freelancer bị ngập trong tin rác, và người dùng khó có thể lựa chọn ra các offer chất lượng cho mình.
Phí
Các nền tảng dành cho freelancer thường yêu cầu tỷ lệ phí cao trên mỗi offer. Điều này có thể làm cho các freelancer chất lượng không muốn ở lại các nền tảng này nữa. Và khi giá dịch vụ sẽ tăng lên, phí nền tảng sẽ cao hơn đáng kể so với giá trị thị trường, khiến các nền tảng dành cho freelancer trở nên kém cạnh tranh hơn.
Trải nghiệm người dùng
Người dùng cuối thường dành nhiều thời gian trên các nền tảng tự do để tìm kiếm chính xác cac offer theo yêu cầu của họ, về chất lượng và giá cả.
Vì các offer không có cấu trúc chặt chẽ và không được sắp xếp tốt, người dùng đang tìm kiếm thường bị buộc phải thử một vài trong số chúng trước khi tìm thấy một sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu. Do sự phức tạp của quá trình khiếu nại để điều chỉnh giá dịch vụ cuối cùng với người bán dẫn đến việc hàng hóa hoặc dịch vụ bị tính phí quá cao. Người dùng sẽ phải thanh toán nhiều lần sau đó nếu anh ta đặt hàng từ một nhà quảng cáo có sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Thật khó để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng với các ưu đãi tốt nhất vì các nền tảng dành cho freelancer hiện tại vẫn chưa được thiết kế dành riêng cho việc này. Giải pháp Busy phi tập trung cung cấp không gian cho các offer tốt nhất và loại bỏ các offer không chất lượng, không hoạt động và có thể có spam. Nó có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người dùng.
Busy sẽ mang lại cơ hội để những người có ít hoặc không tin tưởng nhau có thể tạo hồ sơ một cách hoàn toàn an toàn thông qua blockchain – mà không cần bất kỳ trung gian nào. Nền tảng Busy được phân quyền hoàn toàn sẽ không có quản trị viên trung tâm, vì vậy sẽ không có cơ quan quản lý trung tâm – người dùng của nó sẽ ở vị trí của dịch vụ. Điều này có nghĩa là mỗi người dùng có thể xác minh các giao dịch hoặc ví dụ: giám sát những người xác minh một giao dịch trong một blockchain nhất định. Bên cạnh đó, mỗi người dùng như vậy góp phần tạo nên sự phân quyền chung của hệ thống.
Giải pháp mà Busy Technology là gì?
Công nghệ Busy mang đến một giải pháp phi tập trung toàn diện dựa trên blockchain, nền tảng này sẽ được kết nối với nền tảng tự do phi tập trung của Busy. Giải pháp công nghệ bao gồm nhiều lớp, trong đó quan trọng nhất là:
- Utility staking – là khối xây dựng cơ bản của toàn bộ nền tảng và sẽ cho phép hoạt động miễn phí của hệ sinh thái;
- Ví trực tuyến – sẽ hoạt động trong môi trường nền tảng Busy.
- Ví ngoại tuyến – sẽ hoạt động như một chương trình máy tính.
Thông tin cơ bản về BUSY token
- Token Name: Busy DAO
- Ticker: BUSY
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Contract: 0x5CB3ce6D081fB00d5f6677d196f2d70010EA3f4a
- Token Type: Utility, Governance
- Total Supply: 255.000.000 BUSY
- Circulating Supply: Updating
Token Allocation
- Team phát triển dự án : 19%
- Phát triển hệ sinh thái : 39%
- Seed Sale : 14%
- Private Sale : 12%
- Quỹ dự trữ : 8%
- Cố vấn : 6%
- Public Sale : 1%
Token Release Schedule
BUSY token dùng để làm gì?
- Tham gia quản trị dự án thông qua biểu quyết, đề xuất
- Dùng làm NFT
- Staking
Ví lưu trữ BUSY token
BUSY là một token ERC20 nên các bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn ví để lưu trữ token này. Các bạn có thể chọn các loại ví sau:
Cách kiếm và sở hữu BUSY token
- Mua trực tiếp trên sàn giao dịch
- Staking để nhận phần thưởng
Mua bán BUSY token ở đâu?
Hiện tại BUSY được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày khoảng 141 nghìn USD. Các sàn giao dịch niêm yết token này bao gồm: Gate.io, Uniswap, BKEX, MXC.
Roadmap
Q2 2021
- Bản thử nghiệm
- Ví ngoại tuyến
- Hoán đổi token
- Mainnet
Q3 2021
- Ví trực tuyến
- Staking
- Ra mắt Nền tảng Beta
Q4 2021
- Ra mắt nền tảng Public Alpha
- Ứng dụng di động
- Công chứng hợp đồng thông minh
Q1 2022
- Hoán đổi nguyên tử
- Hợp đồng thông minh
Q2 2022
- Tùy chọn thẻ tín dụng trên nền tảng
- Tùy chọn thuê không gian
Q3 2022
- Nền tảng đã sẵn sàng để áp dụng chính thống
Tương lai của dự án Busy Technology thế nào, có nên đầu tư vào BUSY token hay không?
Trong bối cảnh nhu cầu về freelancer cao như hiện nay, Busy Technology sẽ là giải pháp giải quyết các vấn đề nội tại mà các nền tảng cung cấp việc làm cho freelancer tập trung đang gặp phải như giá cả, cạnh tranh, đánh giá người dùng, spam … thông qua công nghệ blockchain. Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. TinTucBitcoin không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
TinTucBitcoin.com