Trong tuần thứ 3 của tháng 12, Bitcoin đã trải qua một đợt điều chỉnh 15%, đánh dấu mức sụt giảm giá lớn nhất trong một tuần kể từ tháng 8. Các chuyên gia cho rằng sự suy giảm này có liên quan đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế toàn cầu, và cảnh báo rằng Bitcoin có thể tiếp tục xuống giá nếu những áp lực này gia tăng.
Tuy nhiên, Bitcoin cũng có những yếu tố nội tại để bù đắp ảnh hưởng tiêu cực từ vĩ mô.
Thanh khoản toàn cầu sụt giảm trong hai tháng qua
Theo The Kobeissi Letter, giá Bitcoin trong lịch sử cho thấy sự tương quan chậm 10 tuần với nguồn cung tiền toàn cầu (Global M2). Trong hai tháng vừa qua, Global M2 đã giảm 4,1 nghìn tỷ USD, ám chỉ khả năng giá Bitcoin sẽ tiếp tục giảm nếu xu hướng này kéo dài.
Global M2 là một chỉ số kinh tế chủ chốt đo lường tổng cung tiền trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn (M1), tiền gửi có kỳ hạn và các tài sản thanh khoản khác. Biến động của Global M2 thường ảnh hưởng đến cả thị trường chứng khoán và tiền điện tử.
“Khi nguồn cung tiền toàn cầu đạt mức kỷ lục 108,5 nghìn tỷ USD vào tháng 10, giá Bitcoin lên mức cao kỷ lục 108K USD. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, nguồn cung tiền đã giảm 4,1 nghìn tỷ USD xuống còn 104,4 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 8. Nếu mối quan hệ này vẫn tồn tại, điều này có nghĩa là giá Bitcoin có thể giảm tới 20K USD trong vài tuần tới.” – Dự báo của The Kobeissi Letter .
Một tháng trước, Joe Consorti, Trưởng bộ phận Phát triển tại công ty lưu ký Bitcoin Theya, đã cảnh báo về khả năng Bitcoin sẽ điều chỉnh từ 20% đến 25% dựa trên các chỉ số tương tự. Dự báo đó dường như đang hiện thực hóa.
André Dragosch, Trưởng bộ phận Nghiên cứu tại Bitwise, chia sẻ một góc nhìn tương tự. Ông dự đoán Bitcoin sẽ tiếp tục chịu áp lực do thanh khoản ở Hoa Kỳ ngày càng thắt chặt. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh một yếu tố nội tại của Bitcoin có thể bù đắp sự thắt chặt thanh khoản này: nguồn cung không thanh khoản của Bitcoin ngày càng tăng.
Một nguồn cung không thanh khoản cao hơn cho thấy sự khan hiếm Bitcoin tăng lên, có khả năng hỗ trợ giá theo cơ học cung-cầu.
“Hiện tại, Bitcoin đang cân bằng giữa điều kiện a) áp lực vĩ mô gia tăng từ sự suy giảm thanh khoản ở Mỹ và toàn cầu, và b) các yếu tố on-chain thúc đẩy liên tục từ sự khan hiếm mạnh của nguồn cung BTC. Cuối cùng, các yếu tố on-chain tích cực có thể sẽ chiếm ưu thế so với các yếu tố vĩ mô tiêu cực, nhưng điều này có khả năng tạo ra một số biến động trong đầu năm 2025 (và có thể là một số cơ hội mua hấp dẫn).” – André Dragosch bình luận.
Hiện tại, giá Bitcoin giao dịch quanh mức 94K USD, với dữ liệu từ TinTucBitcoin cho thấy giá đã giảm gần 6% qua cuối tuần.