Dạo gần đây mình có nhận được một vài câu hỏi thắc mắc của anh em trong group chat Fomo Sapiens, rằng stablecoin thuật toán là gì, đồng thời nhận định của mình về những đồng stablecoin khá mới trên thị trường như thế nào. Thôi thì mình xin tạm tóm gọn lại một vài ý chính liên quan đến stablecoin và nhận định cá nhân của mình về thị trường này hiện tại.
Trước hết, chúng ta cùng đi qua một vài dạng stablecoin từ sơ khai đến phức tạp nhé.
Stablecoin “tối cổ”
Ví dụ đại diện cho nhóm này là USDT, USDC, PAX… Tức sẽ có một bên đứng ra nhận tiền mặt và in một lượng stablecoin tương ứng. Nguyên tắc cơ bản đó là lượng stablecoin mint ra sẽ phải được bảo chứng bằng tài sản thực. Và tất nhiên, vì đặc tính tập trung tập quyền của dạng stablecoin này mà đã có không ít những đồn đoán nổ ra.
Phốt đầu tiên liên quan đến việc Tether in stablecoin ảo mà không có đủ USD bảo chứng. Phốt thứ hai là việc Bitfinex (một công ty cùng chủ sở hữu của Tether) đã lấy tiền từ nhà phát hành stablecoin này để bù đắp vào khoản lỗ 850 triệu USD. Những vụ việc này đã được Jane đề cập rất chi tiết trong bài viết dưới đây, anh em quan tâm có thể tìm đọc nhé:
> Xem thêm: Tether (USDT): Ai cho tôi lương thiện?
Stablecoin phi tập trung
Ví dụ cụ thể của nhóm này sẽ là DAI, sUSD, PAI, USDJ…Để có thể mint ra được stablecoin này, user (nhấn mạnh là chính user) sẽ phải khoá tài sản thế chấp vào smart contract, và từ đó in ra một lượng stablecoin có giá trị tương ứng theo tỷ lệ. Tuy nhiên, sẽ có một hạn mức in tối đa, ví dụ nếu thế chấp 1 ETH (với giá thị trường 2.000 USD chẳng hạn), thì bạn chỉ được quyền in ra được 1.000 USD.
Tìm hiểu thêm về vấn đề này, anh em hãy theo dõi bài viết mô tả cách hoạt động của MakerDao và DAI ở đây nhé:
>> Xem thêm: MakerDAO – DAI là gì? Thông tin chi tiết về các đồng tiền điện tử trong hệ sinh thái MakerDAO – DAI
Tất nhiên, vấn đề tập trung và phụ thuộc vào một bên duy nhất đã được giải quyết. Mạng lưới cũng có thể theo dõi được độ minh bạch của tài sản bảo chứng. Tuy nhiên, cá nhân mình cho rằng, giải pháp này vẫn tồn đọng một vấn đề, đó chính là tài sản bảo chứng sẽ có hạn, và đôi khi lượng stablecoin mint ra sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Giải pháp là chấp nhận thêm nhiều giải pháp thế chấp như Unit Protocol (DUCK)? Cũng tiềm năng đấy, nhưng ai sẽ đảm bảo các tài sản thế chấp sẽ không biến động mạnh khi thị trường dậy sóng. Do đó, stablecoin phi tập trung dạng này vẫn tồn đọng một vấn đề đó là tính scale.
Trước khi đi qua dạng stablecoin cuối, thì mình cũng xin nói qua về một nhánh của stablecoin phi tập trung này. Hiện thì có một vài đề xuất tạo ra một đồng stablecoin có thể trả lãi cho user hàng tháng. Ví dụ bạn trữ 100 USD trong ví, nhưng nhờ cơ chế farm, stake hoặc chiến lược cụ thể nào đó, dự án có thể tạo ra thêm stablecoin, từ đó trả lãi cho user. Tức mỗi tháng số dư trong ví của user có thể sẽ là 103-104 USD từ 100 USD ban đầu. Nhánh stablecoin này mình xin phép chưa đưa ra nhận định, vì hiện quá ít dự án thu hút được sự chú ý đối với hướng đi này.
Stablecoin thuật toán
Thay vì phải có tài sản thế chấp cũng như gặp vấn đề nhu cầu, như dạng 2, hướng đi của nhóm stablecoin thuật toán sẽ là tự điều chỉnh nguồn cung dựa vào nhu cầu của thị trường.
Sẽ có 3 nhóm nhỏ của stablecoin thuật toán, đó là rebase, basis và esd. Anh em cứ bình tĩnh và đừng thấy ngại với các thuật ngữ này. Đơn giản vì mình không biết dùng từ tiếng việt nào để diễn ra 100% ngữ nghĩa cho nên xin tạm dùng nguyên mẫu tiếng anh.
Cách chia dạng này thì mình tham khảo từ video của Boxmining, một Youtuber khá nổi tiếng trong lĩnh vực tiền mã hoá. Anh em có thể search kênh của anh này để theo dõi nhé. Rồi chúng ta đến với dạng đầu tiên.
Rebase
Một vài đại diện là AMPL, BASE, xBTC,…
Dạng này thì đơn giản, thuật toán nó đã quy định sẵn, là khi giá stablecoin > 1 USD, nó sẽ in thêm tiền, tăng cung để giá stablecoin giảm. Ngược lại, nếu giá < 1 USD, thuật toán tự burn token trong ví của mỗi user, để giảm cung, từ đó giá sẽ tăng về vùng 1 USD.
Tuy nhiên, mình thì thấy cách này không hiệu quả lắm và anh em có thể lên coingecko check thử giá của các coin này. Vùng giá biến động của AMPL cách khá xa 1 USD và tần suất dao động là rất thường xuyên.
Basis
Một vài đại diện là Basic Cash, MITH CASH,..
Mô hình này thì sẽ gồm 1 đồng stablecoin và 2 đồng còn lại sẽ có mục đích điều phối sao cho đồng stablecoin dịch chuyển về vùng 1 USD. Thôi thì lấy ví dụ là Basis Cash (BAC) luôn nhé.
Chiếu mô hình trên, đồng stablecoin sẽ là Basis Cash (BAC) và sẽ được điều phối về 1 USD. Bên cạnh đó, 2 đồng còn lại sẽ có mục đích để điều phối BAC, và tất nhiên là theo 2 chiều ngược nhau:
. Basis Shares (BAS): ai giữ đồng này sẽ được nhận BAC khi giá cao hơn 1 USD. Những người này sẽ bán BAC ra để đè giá về vùng 1 USD.
. Basis Bond (BAB): khi BAC bé hơn 1 USD, mọi người có thể mua Bond (tất nhiên giá bond sẽ thấp hơn 1u), và người giữ Bond sẽ được quy đổi 1:1 với đồng BAC khi và chỉ khi BAC vượt qua vùng 1 USD. Như vậy, nếu bán BAC ở vùng giá trên 1 USD, họ đã hưởng lợi từ chênh lệch giá.
ESD (Empty Set Dollar)
Đại diện là ESD, USDN. Dạng thuật toán này sẽ không đẻ ra 3 token, thay vào đó chỉ có 1. Hãy cùng lấy ví dụ là ESD để hiểu mô hình vận hành.
Khi ESD vượt qua 1 USD, thuật toán sẽ tự in thêm token cho những ai chọn bond token ESD. Ngược lại, nếu ESD giảm dưới 1 USD, user có thể dùng ESD để mua coupon (tất nhiên là với giá discount thấp hơn 1u). Và ESD mua coupon mà hệ thống thu được sẽ bị burn để giảm cung. Và khi ESD tăng lên trên 1u, coupon sẽ được hoàn trả về ESD.
Cụ thể chi tiết cách vận hành của dạng token này như thế nào, anh em có thể tìm đọc ở bài viết dưới đây.
Empty Set Dollar (ESD) là gì?Tìm hiểu thông tin chi tiết về Empty Set Dollar (ESD)
Tạm kết
Như vậy là chúng ta đã cùng đi qua một vài dạng stablecoin trên thị trường hiện tại. Riêng với dạng cuối, tức stablecoin thuật toán, mình cho rằng mảng này cần thêm thời gian để phát triển, để thực sự thực hiện được tôn chỉ phi tập trung. Còn với quy mô vốn hoá lẫn tình hình phát triển hiện tại của thị trường tiền mã hoá, mình tin rằng stablecoin fiat và stablecoin từ tài sản thế chấp trên defi là đủ để phục vụ nhu cầu của người dùng.
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin, cũng như là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư.
TinTucBitcoin tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
TinTucBitcoin.com