Tin Tức Bitcoin - Cập Nhật Tin Tức Coin Hàng Ngày 24/7
XM
  • Tin Tức
    • Tin tức theo CoinPedia
    • Tin Tức Bitcoin
    • Tin Tức Ethereum
    • Tin Tức Altcoin
  • Phân Tích Thị Trường
  • Coins & Tokens
  • Kiến Thức
  • Flash News
  • Press Release
  • Liên hệ
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Tin Tức
    • Tin tức theo CoinPedia
    • Tin Tức Bitcoin
    • Tin Tức Ethereum
    • Tin Tức Altcoin
  • Phân Tích Thị Trường
  • Coins & Tokens
  • Kiến Thức
  • Flash News
  • Press Release
  • Liên hệ
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Tin Tức Bitcoin - Cập Nhật Tin Tức Coin Hàng Ngày 24/7
Không kết quả
Xem tất cả kết quả

Đầu Tư » Coins & Tokens » DeFi 101 – Tất tần tật về hệ sinh thái Tài chính Phi tập trung

DeFi 101 – Tất tần tật về hệ sinh thái Tài chính Phi tập trung

Tin Tức Bitcoin Tác giả Tin Tức Bitcoin
4 năm trước
defi-101-3

Mục lục

Toggle
  • I. Những điểm tương đồng mà ứng dụng DeFi nào cũng có
    • 1. Cấu trúc blockchain làm sổ cái kế toán chính
    • 2. Mã nguồn mở và minh bạch
    • 3. Khả năng tương tác và kết hợp
    • 4. Dành cho tất cả mọi người
  • II. Cấu trúc của một hệ sinh thái DeFi
    • 1. Lớp thứ 1 (Layer 1) – Lớp cơ sở
    • 2. Hệ thống node (đối với Ethereum)
    • 3. Lớp thứ 2 (Layer 2) – Giải pháp mở rộng (đối với Ethereum)
    • 4. Sổ lệnh (đối với Solana)
    • 5. Bộ công cụ
    • 6. Ứng dụng DeFi
  • III. Các mảnh ghép còn thiếu trong cấu trúc DeFi
    • Ứng dụng tiêu dùng
    • Kiểm toán
    • Lưu ký
    • Nền tảng dành cho nhà phát triển
  • IV. Tương lai của DeFi

Tài chính phi tập trung hay DeFi là mảnh đất vô cùng rộng lớn, muôn màu muôn vẻ với hàng loạt ứng dụng đa dạng. Thật khó để có thể gói gọn toàn bộ hệ sinh thái DeFi trong một bài viết ngắn. Tuy nhiên, có những ứng dụng vô cùng cơ bản trong DeFi mà bất kỳ người dùng nào cũng cần biết đến. Vì thế, hôm nay DeFi 101 sẽ giới thiệu đến các bạn tất-cả-trong-một về DeFi.

I. Những điểm tương đồng mà ứng dụng DeFi nào cũng có

Bản thân cụm từ DeFi – Tài chính phi tập trung đã chứa đựng điểm đặc trưng nhất của DeFi. Đó chính là phi tập trung, hay không có bên nào làm trung tâm kiểm soát tài sản của người dùng trên mạng lưới. Với DeFi, vai trò của ngân hàng bị xóa bỏ, thay vào đó là những dòng code trong smart contract (hợp đồng thông minh) – quản lý và luân chuyển tài sản của người dùng.

Ứng dụng DeFi vô cùng đa dạng thể loại, có thể kể đến các mảng chính như:

  • Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
  • Nền tảng cho vay (lending)
  • Stablecoin
  • Tài sản tổng hợp
  • Bảo hiểm
  • …

Tuy đa dạng là vậy, nhưng những ứng dụng DeFi luôn có một số điểm chung chính, giúp chúng ta phân biệt giữa DeFi với CeFi (tài chính truyền thống) hay với các lĩnh vực khác.

Những điểm đặc trưng chính của DeFi bao gồm:

  1. Cấu trúc blockchain làm sổ cái kế toán chính
  2. Mã nguồn mở và minh bạch
  3. Khả năng tương tác và kết hợp
  4. Dành cho tất cả mọi người

1. Cấu trúc blockchain làm sổ cái kế toán chính

Blockchain – công nghệ cốt lõi của DeFi đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng. Trong CeFi, các ứng dụng tài chính truyền thống sử dụng hệ thống ngân hàng lõi làm sổ cái cơ bản – nhằm ghi nhận giao dịch, tính toán tài sản, hiển thị số dư của người dùng.

Với DeFi, vai trò làm sổ cái chính là công nghệ blockchain. Một số blockchain nổi bật nhất được sử dụng để xây dựng ứng dụng DeFi như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana,… Những blockchain cơ bản này lưu trữ trạng thái sổ cái của những gì được gửi vào ứng dụng DeFi, những gì được lưu trữ trong các hợp đồng thông minh, tất cả giao dịch và rút tiền của người dùng.

Nói cách khác, tất cả chức năng kế toán cốt lõi nhằm đảm bảo dữ liệu đầu vào và đầu ra phù hợp với nhau – được xử lý bằng blockchain. Như vậy, ứng dụng DeFi không cần tạo ra hệ thống bên ngoài để điều chỉnh số dư, vì tất cả giao dịch đều có thể truy vấn qua các trình blockchain explorer.

2. Mã nguồn mở và minh bạch

Các ứng dụng CeFi đều là mã nguồn đóng và xây dựng trên các hệ thống độc quyền, riêng biệt. Ngược lại, ứng dụng DeFi thường có mã nguồn mở (open source) và xây dựng trên các blockchain công khai.

Xem thêm:  Noise là gì? Tổng quan về dự án Noise

Tính chất này dẫn đến 3 ưu điểm của DeFi, gồm:

Tương tác linh hoạt

Bản thân ứng dụng DeFi có thể fork, kết hợp lại và sử dụng lại trong nhiều ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn như SushiSwap vốn là một bản fork của Uniswap nhưng thêm nhiều cải tiến, tính năng mới hơn.

Tính linh hoạt này trái ngược hoàn toàn với tài chính truyền thống. Ví dụ như hệ thống ngân hàng A chỉ có thể dùng trong nội bộ A, rất khó để hệ thống của A tương tác với hệ thống ngân hàng B.

Minh bạch

Vì mã nguồn mở nên cộng đồng hoàn toàn có thể kiểm tra để biết chính xác hợp đồng thông minh đang thực hiện những gì về chức năng, quyền lợi và dữ liệu người dùng.

Khả năng kiểm toán

Vì bản thân blockchain có mã nguồn mở, nên toàn bộ dòng tiền hoàn toàn có thể kiểm toán được. Gồm tài sản đang thế chấp trong hệ thống, khối lượng giao dịch, giá trị mặc định, tài khoản của người dùng cụ thể,… – tất cả đều có thể kiểm tra, truy xuất.

3. Khả năng tương tác và kết hợp

Như đã giải thích ở trên, các ứng dụng DeFi hoàn toàn có thể tương tác với nhau và có thể kết hợp hoạt động với bất kỳ ứng dụng DeFi nào khác trong hệ sinh thái.

Tất cả ứng dụng DeFi này giống như các miếng lego riêng lẻ có thể được ghép lại để làm việc với các miếng lego khác – nhằm mục đích xây dựng ứng dụng, tính năng mới hơn.

Do đó, trong DeFi chúng ta thường nghe những tin tức như Konomi tích hợp với Chainlink để cải thiện giải pháp DeFi hay Uniswap chuẩn bị tích hợp giải pháp mở rộng quy mô layer 2 của Arbitrum hay Maker và Dai tích hợp giải pháp mở rộng layer 2 của Optimism.

Ngược lại, tài chính truyền thống bộc lộ nhiều yếu điểm như:

  • Phân mảnh: Các ứng dụng tài chính truyền thống không được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng chung
  • Độc quyền: Các ứng dụng tài chính truyền thống thường là độc quyền của một tổ chức, thể chế – không thể kết hợp với ứng dụng khác
  • Không thân thiện với lập trình viên: Các nhà phát triển, lập trình viên khó xây dựng ứng dụng trên hệ thống tài chính truyền thống. Không giống như với blockchain, như Ethereum, hàng loạt DApp xây dựng và hoạt động

4. Dành cho tất cả mọi người

Với tài chính truyền thống, người dùng mới thường cần trải qua một quá trình xác minh thu nhập, kiểm tra tín dụng hoặc thậm chí gặp gỡ trực tiếp nhân viên tài chính – chỉ để có thể sử dụng một sản phẩm tài chính nhất định.

Quá trình này dễ bị thiên vị như phân biệt đối xử khi xét duyệt hồ sơ cho vay, từ chối các dịch vụ ngân hàng đối với một người dùng không “đạt yêu cầu”, nhiều chi phí ẩn, phí cộng thêm,…

Với các ứng dụng DeFi, tất cả những gì bạn cần là một địa chỉ ví. Ứng dụng DeFi không yêu cầu xác minh thu nhập, không cần kiểm tra lịch sử tín dụng hay yêu cầu KYC quá phức tạp.

Nói một cách đơn giản, chỉ cần có tiền trong ví là bạn đã có thể thực hiện giao dịch. Không có tổ chức hoặc trung gian nào ngăn chặn hoặc từ chối dịch vụ cho bạn.

Không quan trọng xuất thân của bạn là gì hay đến từ quốc gia nào, DeFi không phân biệt đối xử.

II. Cấu trúc của một hệ sinh thái DeFi

Dưới đây là sơ đồ kiến ​​trúc miêu tả sự khác biệt chính giữa ứng dụng FinTech truyền thống và ứng dụng DeFi.

Xem thêm:  Ethereal là gì? Tổng quan về dự án Ethereal

Để đi sâu vào cấu trúc DeFi, tác giả lấy ví dụ là bản đồ thị trường của hai hệ sinh thái DeFi xây dựng trên Solana và trên Ethereum.

Sở dĩ chọn 2 hệ sinh thái này là do Ethereum là blockchain khởi nguồn của mọi ứng dụng DeFi. Còn Solana đang ngày càng phát triển, cấu trúc hệ sinh thái khá khác biệt so với Ethereum.

defi-101-3
Hệ sinh thái DeFi xây dựng trên Solana và Ethereum

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng DeFi gồm có các thành tố như sau:

1. Lớp thứ 1 (Layer 1) – Lớp cơ sở

Đây là lớp blockchain có sổ cái kế toán chính hoạt động. Dù Ethereum là blockchain thống trị mảng này khi trở thành nền tảng cho rất nhiều dự án xây dựng nên. Nhưng có nhiều blockchain mới hơn ra đời nhằm cạnh tranh vai trò với Ethereum, như Binance Smart Chain hay và Solana.

2. Hệ thống node (đối với Ethereum)

Vấn đề của Ethereum hiện tại chính là: Mở rộng mạng lưới thì quá chậm + Phí gas thì quá cao. Vì khả năng xử lý thấp, trong khi lại có rất nhiều DApp hoạt động, nên Ethereum phải xử lý khối lượng dữ liệu vô cùng khổng lồ. Để đáp ứng nhu cầu này, hàng loạt dự án theo cấu trúc node đã mọc lên để giúp các ứng dung truy vấn về sổ cái bên dưới (truy xuất block, tìm giao dịch, đồng bộ hóa dữ liệu, ghi giao dịch,…). Một số dự án nổi bật như Infura, Alchemy,…

Thậm chí, Infura đến nỗi trở thành nút thắt cổ chai “tập trung” của mạng lưới “phi tập trung” lớn nhất thế giới Ethereum.

Trong khi đó, Solana hiện tại không gặp phải vấn đề ùn tắc như Ethereum. Nên (tạm chời) không có cấu trúc hệ thống node này.

3. Lớp thứ 2 (Layer 2) – Giải pháp mở rộng (đối với Ethereum)

Trên Ethereum, có nhiều giải pháp lớp hai khác nhau chủ yếu được sử dụng để mở rộng quy mô vì bản thân Etheruem không thể tự xử lý tất cả các giao dịch. Hai trong số các giải pháp mở rộng hứa hẹn bao gồm Matic, Lạc quan, trong số những giải pháp khác.

Lớp thứ 2 trên Ethereum là nơi để các giải pháp mở rộng nở rộ. Về Layer 2 này, TinTucBitcoin đã có nhiều bài viết giải thích chi tiết, các bạn có thể tìm đọc ở:

Đại diện nổi bật nhất của Layer 2 trên Ethereum chính là Polygon (MATIC).

DeFi 101 – Tất tần tật về hệ sinh thái Tài chính Phi tập trung - Tin Tức Bitcoin - Cập Nhật Tin Tức Coin Mới Nhất 24/7 2025
Tổng quan các giải pháp Layer 2 hiện có. Nguồn: Kyros Ventures

Ngược lại với Ethereum, Solana hiện (chưa) không cần giải pháp mở rộng nên cũng không có cấu trúc Layer 2.

4. Sổ lệnh (đối với Solana)

Đây là cấu trúc chuyên biệt đối với Solana. Serum cung cấp CLOB (Central Limit Order Book) để tất cả dự án DeFi khác thuộc hệ sinh thái Solana sử dụng.

Giải thích đơn giản thì khi các dự án DeFi mới được xây dựng trên Solana (như DEX, AMM, thị trường quyền chọn, cá cược,…), dự án sẽ kéo lệnh từ Serum và đẩy lệnh sang Serum – giảm tải nhu cầu thanh khoản cấp thiết đối với các dự án mới.

Serum tựa như “thanh khoản kết nối” hay một hệ thống “quản lý lệnh” cho các dự án xây dựng trong hệ sinh thái Solana.

5. Bộ công cụ

Hệ sinh thái DeFi nào cũng cần một bộ công cụ gồm những ứng dụng cơ bản cần thiết để hoạt động.

Một bộ công cụ DeFi cơ bản gồm có:

Ví

Giao diện chính mà người dùng sử dụng để lưu trữ tài sản và tương tác với các ứng dụng DeFi.

Trong hệ sinh thái Ethereum, các loại ví nổi bật như Trust Wallet, Metamask,… hay ví Sollet đối với Solana.

Oracle

Nguồn cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng DeFi sử dụng để tham chiếu giá và thực hiện giao dịch.

Xem thêm:  Stork là gì? Tổng quan về dự án Stork

Chainlink và Band Protocol là 2 dự án oracle nổi bật nhất trên Ethereum hiện nay. Tuy nhiên, oracle là mảnh đất vô cùng tiềm năng với rất nhiều dự án nở rộ.

oracle
Thị phần oracle hiện nay, ngoại trừ LINK. Nguồn: Kyros Ventures

Để tìm hiểu thêm về oracle, các bạn có thể xem thêm ở Kyros Kompass #2: Oracle – “Tai mắt” của thế giới Blockchain.

DeFi 101 – Tất tần tật về hệ sinh thái Tài chính Phi tập trung - Tin Tức Bitcoin - Cập Nhật Tin Tức Coin Mới Nhất 24/7 2025
Oracle – “Tai mắt” của thế giới Blockchain. Nguồn: Kyros Ventures

Công cụ khám phá và phân tích blockchain

Các công cụ như Block Explorer được tạo ra để giúp mọi người truy vấn trực tiếp vào sổ cái blockchain.

Chắc hẳn bạn đã ít nhất 1 lần sử dụng Etherscan để truy vấn giao dịch. Nhưng có nhiều công cụ hữu ích trên Etherscan bạn chưa dùng đến đấy! Hãy tìm hiểu trong bài Giải ngố về Etherscan – “Biết” để không còn “sợ”.

Stablecoin

Hai tài sản chính được sử dụng trong hệ sinh thái DeFi bao gồm token của nền tảng (ETH hoặc SOL) và lý tưởng nhất là stablecoin (USDC, DAI).

Giao diện đầu cuối (front-end)

Ứng dụng front-end nhằm giúp người dùng cuối dễ tương tác với nhiều dự án DeFi cùng một lúc hoặc để đơn giản hóa quá trình giao dịch.

6. Ứng dụng DeFi

Ứng dụng DeFi vô cùng đa dạng, trải rộng từ DEX, AMM, cho vay (lending), thị trường giao dịch, staking, bảo hiểm,….

defi-101-4
Phân loại ứng dụng DeFi trên hệ sinh thái Ethereum và Solana

III. Các mảnh ghép còn thiếu trong cấu trúc DeFi

Là lĩnh vực mới phát triển, DeFi vẫn còn nhiều thiếu sót. So sánh với CeFi, hệ sinh thái DeFi vẫn chưa quá đa dạng và còn cần xây dựng thêm các mảnh ghép mới, gồm:

Ứng dụng tiêu dùng

Trong tài chính truyền thống, người dùng cuối tương tác các ứng dụng tiêu dùng như Robinhood, Chime, Transferwise,…

Trong khi đó, UI/UX của các ứng dụng DeFi vẫn còn sơ khai, không thân thiện với người dùng. Bạn nào đã thử trải nghiệm các ứng dụng trên Solana chắc hẳn hiểu rõ vấn đề này.

Kiểm toán

Kiểm toán trong DeFi hiện tại chưa quá phát triển. So sánh với tài chính truyền thông, mảng kiểm toán là mảnh đất vô cùng màu mỡ. Các phương pháp kiểm toán trong CeFi quen thuộc với người dùng truyền thống cần được đưa vào DeFi.

Lưu ký

Hiện tại, hầu hết các dự án DeFi cần được tương tác từ góc độ ví cá nhân. Không có bên giám sát nào cho phép người dùng tương tác trực tiếp với các ứng dụng DeFi.

Nền tảng dành cho nhà phát triển

Hầu hết các nhà phát triển trong lĩnh vực tiền điện tử đang lập trình, xây dựng ứng ngay trên Lớp thứ 1. Chưa có khái niệm về nền tảng nhà phát triển hoặc phần mềm trung gian.

Bên cạnh đó, DeFi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết TinTucBitcoin Blog: Những vấn đề nào đang chờ đợi các hệ sinh thái DeFi?

IV. Tương lai của DeFi

Có một điều rất rõ ràng chính là:

Tốc độ đổi mới trong DeFi nhanh hơn 10 lần so với các ứng dụng Fintech truyền thống.

Trong tài chính truyền thống:

  • Sổ cái không phải là mã nguồn mở cũng như không thân thiện với nhà phát triển
  • Các ứng dụng Fintech thường mất nhiều năm phát triển trước khi phát hành một sản phẩm ra thị trường

Ngược lại, ứng dụng DeFi thì:

  • Mã nguồn mở
  • Giao dịch công khai
  • Sản phẩm được xây dựng từ quan điểm của các nhà phát triển ứng dụng
  • Ứng dụng DeFi mới được xây dựng và phát hành trong vài tuần, chứ không phải năm

Như vậy, có thể thấy tương lai của DeFi vô cùng rộng mở. Dù còn nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh của CeFi, từ quy định pháp lý, từ quy mô,… Nhưng trong tương lai, DeFi chỉ có thể ngày càng phát triển và mở rộng hơn nữa. Với tốc độ thay đổi và chấp nhận cái mới nhanh chóng, các đội ngũ phát triển trong hệ sinh tái phi tập trung dễ dàng sáng tạo và ra mắt sản phẩm hơn rất nhiều.

Jane

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia nhóm chat Fomo Sapiens ngay để cùng thảo luận về những vấn đề nóng hổi của thị trường DeFi cùng các admin của TinTucBitcoin nhé!!!

TinTucBitcoin.com

Nguồn: Coin 68

Nếu bạn chưa có tài khoản giao dịch, Hãy đăng ký ngay theo link:

Binance | Mexc | HTX | Coinex | Bitget | Hashkey | BydFi | BingX

Xem Tin Tức Bitcoin trên Google News
THEO DÕI TIN TỨC BITCOIN TRÊN FACEBOOK | YOUTUBE | TELEGRAM | TWITTER | DISCORD
Chia sẻTweetChia sẻ

BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC

CatenaLabs là gì?

Catena Labs là gì? Tổng quan về dự án Catena Labs

25/06/2025
BytenovaAI là gì?

BytenovaAI là gì? Tổng quan về dự án BytenovaAI

25/06/2025
Stakit là gì?

Stakit là gì? Tổng quan về dự án Stakit

25/06/2025
XSY Finance là gì?

XSY Finance là gì? Tổng quan về dự án XSY Finance

25/06/2025
CESS Network là gì?

CESS Network là gì? Tổng quan về dự án CESS Network

24/06/2025
Echelon Market là gì?

Echelon Market là gì? Tổng quan về dự án Echelon Market

24/06/2025
Rayls là gì?

Rayls là gì? Tổng quan về dự án Rayls

24/06/2025
Phantom là gì?

Phantom là gì? Tổng quan về dự án Phantom

24/06/2025
Doppler là gì?

Doppler là gì? Tổng quan về dự án Doppler

23/06/2025
Endaoment là gì?

Endaoment là gì? Tổng quan về dự án Endaoment

23/06/2025
Xem Thêm
Cashback Binance

Tin Nhanh

75 vụ trộm tiền điện tử trong nửa đầu năm, thiệt hại lên đến 2,1 tỷ USD, lập kỷ lục mới vượt 2022

4 phút trước

Nvidia, giám đốc điều hành rút hơn 1 tỷ USD cổ phiếu

35 phút trước

ETH whale bán tháo 1.550,4 ETH với giá trung bình 2.438,5 USD, lỗ 69.000 USD

1 giờ trước

Unipcs thu lợi 4 triệu USD từ USELESS, khôi phục hoàn toàn các khoản lỗ trước đó

2 giờ trước

Solana staking ETF sắp ra mắt, chuyên gia xác nhận

2 giờ trước

Thượng viện Hoa Kỳ thông qua biện pháp quy trình thúc đẩy dự luật “lớn và đẹp”

2 giờ trước

Press Release

BloFin WOW 2025 mở đăng ký giải đấu giao dịch 4 2 triệu đô và xe Tesla Cybertruck

BloFin WOW 2025 mở đăng ký giải đấu giao dịch 4 2 triệu đô và xe Tesla Cybertruck

28/06/2025
HTX ra mắt sự kiện đặc biệt tặng 100000 đô và điện thoại Solana

HTX ra mắt sự kiện đặc biệt tặng 100000 đô và điện thoại Solana

28/06/2025
BloFin mang đến giải pháp giao dịch vĩnh viễn coin-margined

BloFin mang đến giải pháp giao dịch vĩnh viễn coin-margined

28/06/2025
dYdX miễn phí nạp 100 USD+ chuyển nhanh qua các chuỗi lớn

dYdX miễn phí nạp 100 USD+ chuyển nhanh qua các chuỗi lớn

27/06/2025
Đánh Giá XS.com 2025: XS Có Phải Là Nhà Môi Giới An Toàn và Đáng Tin Cậy Không?

Đánh Giá XS.com 2025: XS Có Phải Là Nhà Môi Giới An Toàn và Đáng Tin Cậy Không?

27/06/2025
APT Miner, Đào Crypto Trên Mây Dễ Dàng, Không Cần Kỹ Thuật

APT Miner, Đào Crypto Trên Mây Dễ Dàng, Không Cần Kỹ Thuật

26/06/2025

Những sàn giao dịch tiền điện tử tốt nhất hiện nay

Binance Logo Binance Tìm hiểu ngay →
Mexc Logo Mexc Tìm hiểu ngay →
Bitget Logo Bitget Tìm hiểu ngay →
Coinex Logo Coinex Tìm hiểu ngay →
HTX Logo HTX Tìm hiểu ngay →
Gate Logo Gate Tìm hiểu ngay →
Hashkey Logo Hashkey Tìm hiểu ngay →
BydFi Logo BydFi Tìm hiểu ngay →
BingX Logo BingX Tìm hiểu ngay →
  • Tin Tức
  • Phân Tích Thị Trường
  • Coins & Tokens
  • Kiến Thức
  • Flash News
  • Press Release
  • Liên hệ
Google News
Privacy Policy

© 2019 - 2025 Tin Tức Bitcoin

×BCGame
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Tin Tức
    • Tin tức theo CoinPedia
    • Tin Tức Bitcoin
    • Tin Tức Ethereum
    • Tin Tức Altcoin
  • Phân Tích Thị Trường
  • Coins & Tokens
  • Kiến Thức
  • Flash News
  • Press Release
  • Liên hệ

© 2019 - 2025 Tin Tức Bitcoin