Trong kỷ nguyên của tiền điện tử, thuật ngữ “farming” đã được gắn với một khái niệm hoàn toàn mới và được cho là thú vị hơn nhiều so với nghĩa “nông nghiệp” nguyên bản. Đặc biệt, yield farming (canh tác lợi nhuận) là một trong những xu hướng mới nhất mà thông qua đó người dùng có thể thu về một khoảng lợi nhuận tiền điện tử bằng cách tương tác với các dự án Tài chính phi tập trung (DeFi) khác nhau. Phương pháp này dựa trên tập hợp các chiến lược phức tạp để cho vay, stake và nắm giữ tài sản kỹ thuật số trên nhiều giao thức tiền điện tử hoặc DeFi, từ đó thu về phần thưởng được trả bằng một số loại tiền điện tử. Cũng giống như bất kỳ các hình thức đầu tư khác, khi càng có nhiều tài sản kỹ thuật số góp phần vào giao thức khai thác thanh khoản của DeFi, thì lợi tức mà người tham gia nhận được sẽ càng cao; tuy nhiên, đi kèm với đó là mức độ rủi ro dành cho vị thế của họ cũng càng cao. Bất chấp những điều trên, canh tác năng suất vẫn mang lại tiềm năng thu nhập bền vững.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy thực hiện một phép so sánh giữa canh tác năng suất và tài chính truyền thống.
Giả sử Alice muốn mở một tài khoản tiết kiệm với lợi suất phần trăm hàng năm cao nhất (annualized percentage yield- APY). Cô ấy có thể kiểm tra chính sách lãi suất của các ngân hàng khác nhau, cũng như các sản phẩm mà phía ngân hàng đưa ra và chọn phương án tốt nhất. Hoặc Alice cũng có thể chia tài sản của mình thành các phần nhỏ hơn và gửi từng phần vào các sản phẩm khác nhau tại các ngân hàng khác. Canh tác năng suất cũng hoạt động theo cách tương tự. Với việc canh tác lợi nhuận, mục đích cuối cùng của những người nắm giữ tài sản tiền điện tử là tăng khối lượng tài sản mà họ đang nắm giữ, không phải bằng cách giao dịch hoặc đầu tư tích cực, mà là khiến những tài sản đó hoạt động. Tuy nhiên, trong khi tài khoản tiết kiệm thường chỉ có 1% APY, thì việc canh tác năng suất có thể lên tới 60% APY. Một nền tảng DeFi canh tác lợi nhuận sẽ tập hợp các tài sản tiền điện tử và sau đó cho những người cần vay. Người vay này sẽ phải trả một khoản tiền lãi nhất định cho nền tảng DeFi. Khoản lãi thu về này (tức là lợi nhuận) sẽ được chia cho những người sở hữu mã thông báo – những người đặt tài sản tiền điện tử của họ trong nền tảng.
Các nền tảng canh tác lợi nhuận DeFi không chỉ tăng cường tiện ích của tài sản tiền điện tử mà còn kết nối nhiều dự án khác nhau theo một cách ý nghĩa. Cụ thể hơn, người sở hữu một tài sản tiền điện tử này có thể sử dụng và kiếm một tài sản tiền điện tử khác. Bên cạnh đó, các nền tảng này đồng thời hiển thị cơ sở người dùng của các dự án khác, cho phép mỗi dự án có khả năng mở rộng cơ sở người dùng và mang lại nhiều trường hợp sử dụng hơn cho nhóm người dùng của họ. Đây rõ ràng là một giải pháp đôi bên cùng có lợi cho các công ty khởi nghiệp đang phát triển trong thế giới tiền điện tử – một ngành đang không ngừng phát triển.
Người mới nhất bước vào lĩnh vực DeFi – đặc biệt là các nền tảng canh tác năng suất- chính là FlowCom – một dự án có trụ sở tại Châu Âu với khẩu hiệu “Đưa 5G đến với đại chúng”. FlowCom vẫn luôn dồn toàn lực nhằm đưa các kết nối có ý nghĩa đến với cộng đồng. Khởi đầu với 5G và các kết nối internet dựa trên vệ tinh, hiện nay FlowCom đang chuyển sang lĩnh vực Tài chính phi tập trung.
Dự án đã thu hút khá nhiều sự chú ý và quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là trong đợt PreSale và IDO sắp tới của họ. Hiện công ty đang bắt đầu thúc đẩy việc áp dụng token bản địa (FiG) và không ngừng mở rộng hệ sinh thái. Để đạt được mục tiêu này, FlowCom đã khởi động chương trình canh tác năng suất kết nối FiG với các dự án DeFi và NFT khác nhau trong Hệ sinh thái Binance Smart Chain (BSC), cụ thể là BAKE (BakerySwap), REEF (Reef Finance), DODO, LINA (Linear Protocol) và SFP (SafePal) với APY dự kiến là 28%.
Theo MarketWatch
TinTucBitcoin.com