Mainnet là gì?
Mainnet (mạng chính) là một phiên bản Blockchain chính thức sau khi các nhà phát triển đã triển khai thành công mạng thử nghiệm (testnet). Một dự án phát hành Mainnet tức là nó đã có Blockchain riêng và đồng coin của dự án không phụ thuộc vào Blockchain nào khác như Bitcoin, Ethereum hay Solana.
Các dự án Mainnet thành công đều có nền tảng ví riêng, có thể giao dịch gửi/nhận token. Bất cứ ai cũng có thể phát hành một token mới dựa trên Blockchain riêng này.
Ngoài ra, các giao thức được xây dựng trên blockchain nền tảng thứ ba và họ chính thức sao lưu dữ liệu trên Mainnet của Blockchain nền tảng đó, cũng có thể gọi là Mainnet.
Ví dụ: ChainLink thực hiện Mainnet trên nền tảng của Ethereum. Tức là sau khi mainnet, dữ liệu của giao thức ChainLink sẽ được ghi lại trên chuỗi khối của Ethereum.
Mainnet trong tiền điện tử là sản phẩm cuối cùng trong các dự án blockchain giúp bạn có thể gửi và nhận các loại tiền kỹ thuật số. Các mạng chính luôn trải qua những thay đổi bất cứ khi nào các nhóm dự án quyết định cần cập nhật hoặc sửa đổi. Hơn nữa, các lần ra mắt mainnet dựa trên tiền điện tử sẽ phải bao gồm một hệ thống ví.
Thuật ngữ liên quan đến Mainnet
Testnet và network là 2 khái niệm có liên quan chặt chẽ đến mainnet. Bạn chỉ thực sự hiểu rõ mainnet là gì khi nắm rõ hai định nghĩa trên.
Testnet
Trong cryptocurrency, testnet có thể hiểu là một blockchain thay thế, một bản sao chính xác của blockchain gốc (mainnet). Testnet được sử dụng chủ yếu cho mục đích thử nghiệm các tính năng mới mà không lo lắng về việc có thể gây nguy hại cho mainnet.
Các thay đổi được thực hiện đối với mainnet sẽ không thể hoàn nguyên được nữa. Đây là lý do tại sao testnet được các nhà phát triển tích cực sử dụng để giới thiệu các tính năng mới, thử nghiệm các giao thức khác nhau và bất kỳ thay đổi lớn nào về chức năng trước khi cuối cùng đưa chúng lên mainnet.
Thông thường đối với các dự án startup, testnet thường được thực hiện trước khi ra mắt mainnet. Để đảm bảo mọi thứ chạy hoàn hảo thì bước thử nghiệm này rất quan trọng. Vì nếu testnet không thành công thì dự án không thể phát hành mainnet được. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Testnet tại đây.
Network
Các dự án có blockchain riêng với các đồng coin hoạt động trên một nền tảng blockchain sẽ bao gồm rất nhiều block dữ liệu để lưu lại toàn bộ các giao dịch trên nền tảng. Tất cả các block này sẽ được kết nối với nhau tạo thành một chuỗi thống nhất gọi là mạng lưới hay network.
Network này cho phép truy xuất lại mọi giao dịch từ khi hình thành cho đến giao dịch mới nhất. Đồng thời trên network cũng ghi nhận số dư tài khoản của các ví cho đến thời điểm hiện tại.
Mainnet có ảnh hưởng đến giá coin trong crypto?
Như các bạn đã biết, giá trị của một đồng coin/token thường được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác nhau:
Yếu tố cung – cầu:
- Quy luật cầu – giá càng cao, cầu càng giảm.
- Quy luật cung – mức giá càng cao, người bán sẽ cung cấp càng nhiều hàng hóa kinh tế hơn.
- Điểm bình ổn – cùng với nhau, quy luật cung và cầu quyết định mức giá thị trường và khối lượng một mặt hàng hóa cụ thể.
Tiện ích
Tiện ích của một đồng coin chính là khả năng giải quyết vấn đề, càng giải quyết được nhiều vấn đề, nó sẽ càng được mua nhiều hơn. Bởi vì một loại tiền điện tử hữu ích tức là nó cũng có giá trị.
Tâm lý thị trường
Tin tức thị trường tích cực hoặc tiêu cực cũng có thể là một nhân tố quyết định giá tiền điện tử tăng hay giảm. Lý do của việc này là, tùy thuộc vào tin tức thị trường, cảm nhận về giá trị của loại coin đó có thể thay đổi.
Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của nó bạn xét ví dụ dưới đây.
Ví dụ về Bitcoin
Trong hành trình lịch sử phát triển của đồng Bitcoin, từ những ngày đầu, chúng cũng không nhận được những giá trị tương xứng. Nhưng rồi, mọi chuyện dần trở nên tốt và cải thiện hơn khi cho ra đời mạng lưới chính thức – Mainnet. Họ có riêng Blockchain cho mình để quản lý, độc lập và không cần phụ thuộc vào bất kỳ nền tảng nào khác. Hoàn thiện hơn, nâng cao hơn về khả năng xử lý khi gặp sự cố. Đó là những gì mà Bitcoin đặt ra để có thể đạt được giá trị cao hơn trong tương lai.
Và sự thật đã chứng minh bước đi này là hoàn toàn đúng đắn. Nó mang đến giá trị lớn vô cùng, tạo bước nhảy vọt về giá của Bitcoin ở thời điểm đó. Nhưng quan trọng hơn hết là tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Và chỉ có như vậy mới có thể tồn tại dù rằng Bitcoin cũng phải trải qua nhiều lần trượt giá thảm hại.
Qua đó, có thể thấy không phải dự án nào sau khi tiến hành Mainnet đều khiến giá trị đồng coin tăng vọt vì nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác hình thành. Tuy vậy, Mainnet vẫn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Cùng tìm hiểu tầm quan trọng của mainnet qua phần sau.
Tầm quan trọng của Mainnet
Không ngẫu nhiên mà mọi dự án coin đều luôn hướng đến mục tiêu phát hành bản mainnet. Khi mainnet ra đời, nó sẽ mang lại cho dự án nhiều lợi thế mới.
Bằng chứng phát triển cho dự án
Mainnet là một bằng chứng mà có thể kiểm chứng được công khai rằng dự án đã phát triển một blockchain hoạt động độc lập, nơi các giao dịch thực tế có thể diễn ra. Việc sở hữu một mainnet là một dấu hiệu cho thấy dự án đang thực sự hoạt động và đang trong tiến trình kỹ thuật, đóng vai trò là một bằng chứng hoạt động cho thấy dự án đang thực hiện tốt tầm nhìn của họ.
Ngoài ra, một mainnet trực tiếp sẽ có thể thử nghiệm các chức năng của blockchain, người dùng có thể tham gia vào mạng bất kỳ lúc nào và nếu có trục trặc xảy ra thì đều ảnh hưởng đến hoạt động bên trong của blockchain. Do đó, việc khởi chạy mainnet cần một lượng tài nguyên và phát triển đáng kể về mặt kỹ thuật để đảm bảo mạng hoạt động bình thường.
Tạo dựng uy tín cho dự án
Một dự án đang sở hữu một Blockchain riêng luôn sở hữu nhiều lợi thế hơn so với những dự án đang phải dựa vào một chuỗi khối Blockchain khác. Chẳng hạn như TRON ban đầu cũng khởi chạy trên Ethereum nhưng sau đó đã tìm cách tạo dựng một mainnet riêng. Hay BAND ban đầu cũng khởi chạy trên Cosmos nhưng sau đó đã tìm cách tạo dựng một mainnet riêng.
Mainnet giống như một giao thức hoàn thiện cho phép thực hiện mọi giao dịch, liên kết người dùng với nhau thông qua đồng coin gốc của chính Blockchain đó. Khi tham gia vào mạng lưới chính thức này, bạn có thể lựa chọn để trở thành một nút mạng thông qua việc tải phần mềm dành riêng cho giao thức đó.
Phần lớn Blockchain đều xây dựng trên mã nguồn mở, không tính phí, khuyến khích mọi đối tượng tham gia. Phần lớn mã cơ bản của một Blockchain điều hiển thị ở dạng công khai, cho phép toán cộng đồng theo dõi quản lý.
Các dự án Mainnet thành công
Bitcoin
Nâng cấp liên tục và rà soát chức năng mainnet là điều bắt buộc nếu một cryptocurrency dự án là để thưởng thức thành công rộng rãi trong điều kiện giá cả tăng cao. Bitcoin là một dự án đã đạt được thành công to lớn trong lĩnh vực này, một phần là do các nâng cấp của Mainnet.
Việc nâng cấp mainnet đã giúp đẩy giá tiền điện tử từ dưới mốc $7,000 lên là $9.500 trong tuần tiếp theo.
VeChain
Dự án VeChain tìm cách đảm bảo tích hợp liền mạch giữa Internet of Things và blockchain. Nó đang trong cuộc đua để xây dựng một hệ sinh thái phân tán và không tin cậy cho luồng thông tin minh bạch. Mainnet của VeChain đã phát hành vào ngày 30/06/2018. Sau khi ra mắt testnet vào ngày 1/5/2018.
Ontology là một dự án blockchain đầy tham vọng nhằm tìm cách làm cho các blockchain có thể tiếp cận được với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mạng hiện đang xây dựng một hệ thống có thể xác minh. Theo đó khách hàng và doanh nghiệp cũng sẽ tương tác với dữ liệu mà không phải đối mặt với những thách thức của Sharding, Oracles và Lightning.
Ethereum Mainnet
Ethereum Mainnet cung cấp nền tảng để giúp các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Bằng cách sử dụng nền tảng này, các nhà phát triển có thể tạo ra các dApp khác nhau.
Trên thực tế, nó sẽ đẩy nhanh việc áp dụng blockchain. Hiện tại, có rất nhiều ứng dụng phi tập trung hoạt động dựa trên Ethereum và đó là một trong những mạng chính hàng đầu trên thị trường.
Có nên đầu tư vào dự án không có mainnet?
Sự ra mắt của Mainnet là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tài sản kỹ thuật số. Mainnet có thể làm tăng giá trị của một tài sản vì nó thể hiện là nhóm dự án đã thực hiện thành công lộ trình phát triển.
Nhưng không hẳn bất cứ dự án nào sau khi ra mắt của mainnet đều sẽ thành công. Để tiếp tục thúc đẩy dự án tiến lên, việc nâng cấp liên tục và tích hợp mạng chính là rất quan trọng.
Vì thế, không có câu trả lời nào chính xác cho câu hỏi có nên đầu tư vào các dự án này hay không. Điều đầu tiên cần xem xét là Whitepaper của dự án. Trong bản whitepaper này, phần RoadMap (lộ trình phát triển) sẽ được phân bổ để thử nghiệm Testnet và phát hành Mainnet, nếu dự án thử nghiệm.
Testnet thành công rồi phát hành Mainnet thì giá của đồng coin này dĩ nhiên sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, bạn cần phải có niềm tin ở đội ngũ phát triển để dự đoán tiềm năng trong tương lại của đồng coin và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Vì giá của một đồng coin được quyết định bởi rất nhiều yếu tố mà Mainnet chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. Để đầu tư vào bất kì dự án nào, bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu thật kĩ về dự án. Không nên chỉ dựa vào việc Mainnet mà quyết định đầu tư nhé!
Nguồn: marginatm