Công ty cung cấp điện lớn nhất Malaysia TNB cho biết tình trạng trộm điện liên quan đến khai thác tiền điện tử bất hợp pháp tại quốc gia này đã tăng vọt 300% từ năm 2018 đến năm 2024. Theo báo cáo từ ban quản lý, hoạt động khai thác bất hợp pháp có chiều hướng gia tăng do các giao dịch tiền điện tử toàn cầu.
Sau những biến động thời gian gần đây, giá Bitcoin đã đạt được động lực tăng trưởng ấn tượng, vượt mốc 100 nghìn đô la. Đồng tiền điện tử top 1 thế giới tăng mạnh kéo theo cả thị trường crypto ngập trong sắc xanh. Và việc nhiều nhà đầu tư mới săn tìm các altcoin tiềm năng, những đồng coin sắp lên sàn Binance 2025 hứa hẹn để bổ sung vào danh mục đầu tư khiến thị trường crypto tăng trưởng mạnh. Nó kéo theo nhiều nhà đầu tư mới tham gia mới tham gia thị trường, cũng như các kẻ lừa đảo, khai thác trộm tiền điện tử tăng cường hoạt động.
TNB đã thu thập số liệu thống kê thông qua hoạt động chung cùng với sự tham gia của Ủy ban Năng lượng, Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia, lực lượng cảnh sát và hội đồng địa phương.
Cụ thể, theo số liệu của hội đồng điện lực Malaysia, có 610 trường hợp trộm cắp điện được phát hiện vào năm 2018, liên quan tới các trường hợp khai thác tiền điện tử bất hợp pháp. Vào năm 2024, con số này đã tăng vọt lên 2.397 vào năm 2024, hội đồng cho biết thêm.
“Các hoạt động chung, các cuộc đột kích trên toàn quốc đã thành công trong việc đóng cửa các cơ sở khai thác tiền điện tử bất hợp pháp”, TNB cho biết trong một thông báo công khai. “Những hành động thực thi pháp luật này nhằm mục đích bảo vệ ổn định mạng lưới điện của Malaysia”.
Số liệu thống kê của TNB cho thấy trung bình số vụ trộm điện liên quan đến hoạt động khai thác tiền điện tử là 2.303 vụ mỗi năm, trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024.
Hội đồng điện lực Malaysia đã nhận được khoảng 1.699 khiếu nại liên quan đến tiền điện tử từ tháng 01 năm 2020 cho đến tháng 12 năm 2024. Ước tính trung bình có khoảng 340 khiếu nại mỗi tháng.
TNB cho biết: “Số lượng khiếu nại tăng cao phản ánh nhận thức ngày càng tăng của công chúng về tầm quan trọng của việc báo cáo các hoạt động khai thác tiền điện tử bất hợp pháp”.
Hơn nữa, nhà cung cấp điện TNB đã triển khai giải pháp “đồng hồ đo thông minh”. Thiết bị này có thể cải thiện khả năng phát hiện các trường hợp trộm điện dùng vào mục đích bất hợp pháp, và cho phép giám sát hiệu quả.
“Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng và các bên có liên quan để duy trì việc sử dụng điện công bằng và bền vững, đảm bảo độ tin cậy cho tất cả khách hàng.”
Thiết bị đo thông minh ghi lại lượng điện sử dụng hàng ngày, sau đó truyền số liệu đến TNB thông qua hệ thống sóng vô tuyến.
Ngoài ra, báo cáo còn cho biết Hội đồng điện lực Malaysia đã đề xuất sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, phân tích dữ liệu tự động để cải thiện quy trình.
Nhà cung cấp điện TNB đã đề xuất các hành động nghiêm ngặt hơn theo Đạo luật cung cấp điện, xử lý mạnh tay các trường hợp vi phạm để tạo tính răn đe. Bất kỳ ai can thiệp hay thay đổi các thành phần trong hệ thống điện quốc gia nào đều phải chịu khoản tiền phạt lên tới 1 triệu Ringgit (tương đương hơn 6 tỷ VNĐ), phạt tù lên tới 10 năm hoặc cả hai.
Datuk Seri Mohd Shuhaily Mohd Zain, Giám đốc Cục Điều tra Hình sự Bukit Aman (CID) của Malaysia cho biết TNB đã mất khoảng 520 triệu Ringgit (hơn 3,1 tỷ VNĐ) vì các hành vi trộm điện.
“Hầu hết các vụ việc đều liên quan đến hoạt động khai thác coin bất hợp pháp”, Giám đốc CID nói với tờ The Star.
Ông cho biết các tổ chức khai thác tiền điện tử thường hoạt động tại các cửa hàng, nhà kho hay tại các nhà dân cho thuê có ít người qua lại.
“Nhiều tổ chức tội phạm sau đó sẽ lắp đặt hệ thống thông gió, máy điều hòa không khí, các vật liệu, hệ thống cách âm công suất lớn để tránh thu hút sự chú ý của hàng xóm hay của cơ quan chức năng.”
Những kẻ tội phạm này còn lách luật đồng hồ đo điện bằng cách khai thác trực tiếp từ lưới điện chính để tiêu thụ lượng điện dư thừa.
“Điều này cho phép chúng tiêu thụ một lượng điện khổng lồ trái phép, thường tương đương với lượng điện mà cả một khu dân cư sử dụng”, ông cho biết.
Theo Giám đốc CID “Cứ vài tháng, những kẻ trộm điện lại chuyển cơ sở hoạt động sang vị trí mới”.
Vào tháng 02 đầu năm nay, cảnh sát Malaysia đã phát hiện ra một cơ sở khai thác Bitcoin bất hợp pháp, sau một vụ nổ tại ngôi nhà là “trụ sở” diễn ra hoạt động này. Các cuộc điều tra sau đó phát hiện ra rằng hệ thống điện đã được kết nối bất hợp pháp để khai thác Bitcoin (BTC), gây ra sự cố chập mạch.
Lưu ý: Đây là bài viết quảng cáo của đối tác nằm trong chuyên mục Thông Cáo Báo Chí của Tin Tức Bitcoin, không phải là lời khuyên đầu tư. Các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi hành động, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư của bạn.