Khi nghe đến từ “Mercurial”, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến dòng giày nổi tiếng của Nike, dòng giày với những tính năng nổi trội như nhẹ, phù hợp cho lối chơi tốc độ cao cũng như là độ bền dẻo dai và sự linh hoạt. KHÔNG, hôm nay chúng ta không nói về “Mercurial” đó. Hôm nay, chúng ta sẽ nói về Mercurial Finance – dự án IEO tiếp theo trên nền tảng FTX. Sẵn sàng chưa, chúng ta lên đường!!!
Mercurial Finance là gì?
Mercurial sẽ tập hợp nhiều mảng của DeFi, bao gồm stableswap (giống Curve bên ETH), synthetic asset – thế chấp tài sản để mint ra stablecoin (giống với Sythetix) và tận dụng tài sản trong vault để sinh lợi ở các nền tảng khác (giống Yearn Finance).
Tuy nhiên, theo cá nhân mình thấy, Mercurial trong giai đoạn đầu sẽ tập trung vào hoạt động stableswap, đơn giản vì làm nhiều thì…loãng. Lí do thứ hai hoàn toàn có thể là vì nhu cầu này đang lớn và là mảnh ghép còn khuyết trên hệ sinh thái Solana (chỉ có StableSwap là đang hướng đến mảng này, song vẫn đang ở testnet và chưa công bố chi tiết đáng chú ý về mặt công nghệ).
Mảng stableswap cần thiết như thế nào thì bạn đọc có thể tìm hiểu ở bài viết dưới đây, nơi mình có đề cập đến một vài bất cập mà Uniswap v3 chưa xử lý triệt để và để lại khoảng trống cho các dự án stableswap tiềm năng.
>> Xem thêm: Uniswap v3 – Đường dài mới biết ngựa hay?
Đặc điểm nổi bật về mặt công nghệ
Như đã nói ở trên, từ Mercurial có ý nghĩa là “nhanh”. Và tất nhiên là Mercurial Finance cũng sẽ phải đi theo tôn chỉ đó. Tốc độ trên Solana là một điểm mạnh mà Mercurial có thể tận dụng được. Chả ai muốn swap cả 30 phút mới nhận được token phải không.
Ngoài độ nhanh trong giao dịch, Mercurial sẽ phải đáp ứng về nguồn “thanh khoản mạnh”. Về khoản này, Mercurial Finance sẽ sử dụng cơ chế tập trung thanh khoản, khá giống với phiên bản chúng ta thấy ở trên Uniswap V3.
Thứ ba, điểm đặc biệt nữa là cơ chế dynamic fee (tạm dịch: “Cấu trúc phí linh hoạt”)
Mức phí sẽ được tuỳ chỉnh dựa theo điều kiện của thị trường:
- Thị trường biến động mạnh: phí điều chỉnh lên cao để giảm thiểu Impermanent Loss, ngoài ra giúp kìm hãm đà bán tháo trong trường hợp tiêu cực.
- Thị trường ít biến động: giảm phí để kích thích người dùng giao dịch.
Ngoài ra, có một chi tiết mà mình khá chú ý đến Mercurial đó ra tính năng cho phép dùng LP token để làm tài sản thế chấp.
Sau 3 đặc tính “Nhanh, Mạnh và Dẻo dai” ở trên, Mercurial còn tích hợp thêm một tính năng mà mình đánh giá là rất thú vị. Thường thì khi người dùng khoá tiền vào các pool, khoản vốn này sẽ kẹt hẳn, họ chỉ có một dòng tiền về duy nhất đó là farming reward hoặc phí giao dịch.
Tuy nhiên, sẽ như thế nào nếu chúng ta có thể tận dụng được các LP token này? Từ việc chỉ đóng vai trò là một giấy chứng nhận là đã cung cấp thanh khoản, LP token giờ có thể trở thành tài sản thế chấp, từ đó tạo thêm những dòng vốn mới cho người dùng.
Để dễ hình dung, cục tiền khoá “cứng ngắc” trong pool, giờ đã được Mercurial thanh khoản hoá để chảy sang những nơi khác nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Mercurial vs StableSwap
Như đã từng đề cập ở phần trên, Mercurial sẽ cùng đánh vào mảng stableswap trên Solana giống với …. StableSwap. Đúng, bạn không nghe nhầm đâu, nó là tên một dự án.
Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về tiến độ phát triển. Hiện thì Mercurial cũng chưa công bố phiên bản thử nghiệm cho người dùng. Tương tự, StableSwap cũng chưa ra sản phẩm chính thức (đang ở chế độ devnet). Vì vậy, ở khoản tiến độ sản phẩm, StableSwap nhỉnh hơn vì đã có devnet (1-0).
Thứ hai, chúng ta sẽ tính đến mức độ hậu thuẫn của các tay to. Trong vài tweet gần đây, sau khi StableSwap tiến hành đổi logo, Sam đã có vài lần retweet cho dự án này. Điều này chúng tỏ StableSwap đang được ông chủ FTX phần nào để mắt. Với Mercurial, có thể nói dự án này đang nhỉnh hơn về mặt hậu thuẫn, khi sẽ tiến hành listing và IDO trên rất nhiều sàn CEX lẫn DEX.
Các sàn CEX listing MER bao gồm FTX, Gate.io, …. Ngoài ra Bonfida và cả nền tảng IDO Accelerayto của Raydium cũng sẽ mở pool cho những ai muốn tham gia IDO. Như vậy, đây sẽ là một game thắng cho Mercurial (1-1).
Cuối cùng, một khía cạnh mà mình nhắc đến, đó chính là mức phủ và độ quan tâm của cộng đồng. Khỏi phải nói, chính vì sẽ là IEO tiếp theo trên FTX, Mercurial nhỉnh hơn về độ fomo trên các mạng xã hội. Vừa được thành lập không lâu, kênh Twitter của Mercurial có hơn 14.000 người follow. Trong khi đó, đã cắm neo từ cuối năm ngoái, StableSwap mới chỉ có xấp xỉ 3-4 ngàn follower.
Tóm lại, dễ dàng nhận thấy 2 xu hướng phát triển khác nhau của hai dự án, một sẽ tập trung build sản phẩm trước, rồi mới tiến hành gọi vốn (StableSwap). Dự án còn lại sẽ tiến hành huy động vốn, sau đó sẽ tiến hành build sản phẩm (Mercurial). Thật khó để kết luận được hướng đi nào sẽ tốt hơn trong dài hạn, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, cá nhân mình nghĩ Mercurial sẽ là dự án hưởng trọn spotlight.
Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua một vài điểm nhấn đáng chú ý về Mercurial Finance – dự án sẽ có mặt trên rất nhiều sàn giao dịch trong thời gian sắp tới. Hi vọng bài viết trên đây sẽ mang lại cho quý độc giả cái nhìn chi tiết hơn về dự án này, nhằm đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý cho riêng mình.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư.
TinTucBitcoin tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
TinTucBitcoin.com